• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mùa đậu “vàng” trên cát

Nguồn tin: Trà Vinh, 22/04/2011
Ngày cập nhật: 25/4/2011

Trong khi nhiều địa phương ĐBSCL đang loay hoay với câu hỏi: Trồng cây gì, bán ở đâu trong xu thế cạnh tranh của nền kinh tế hội nhập. Thì ở vùng đất giồng cát Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành (Trà Vinh) cây đậu phộng thực sự đem lại cuộc sống “no cơm ấm áo” cho hàng ngàn nông hộ người dân tộc Khmer. Chol Chnam Thmây 2011 nhờ đậu trúng mùa, trúng giá cuộc sống phum sóc Trà Vinh rộn ràng niềm vui.

Ông Thạch Rịch Thi, bên ruộng đậu cho thu nhập 100 triệu đồng/ha

Cánh đồng 100 triệu đồng/ha/năm

Vụ đậu phộng xuân hè 2011, nông dân Khmer vùng đất giồng cát Trà Vinh nói chung, Cầu Ngang nói riêng thắng lớn. Năng suất đậu đạt từ 45 đến 50 giạ/công, nhiều hộ thâm canh giỏi năng suất đạt 60 giạ/công. Vừa thu hoạch xong 2 công đậu phộng, nông dân Thạch Hai ấp Lạc Hòa, xã Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang thu lãi hơn 16 triệu đồng. Cứ trồng 1 công đậu, trừ chi phí lãi 8 triệu đồng, gấp 3 đến 3,5 lần so với trồng lúa. Thạch Hai tâm sự: “Mấy năm trước trồng lúa không khá nổi. Chuyển sang trồng đậu phộng 3 năm nay, năm nào cũng thắng đậm. Năm nay trồng 2 công đậu, thương lái đến tận ruộng mua 210 ngàn đồng/giạ, mỗi công năng suất đạt 50 giạ, thu về hơn 10 triệu đồng, trừ chi phí lãi 16 triệu. Đậu trúng mùa, trúng giá đón tết Chol Chnam Thmây năm nay vui vẻ, phấn khởi hơn nhiều”.

Đến thời điểm này, nông dân Khmer vùng đất giồng cát các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành đang vào thời điểm thu hoạch rộ đậu phộng, giá đậu đứng ở mức cao nhất từ trước đến nay, từ 200 đến 210 đồng/giạ (22 kg), so năm trước giá đậu phộng tăng 60 đến 70.000 đồng/giạ. Tại xã Mỹ Long Bắc, Long Sơn, Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang đậu phộng thu hoạch xong bao nhiêu, thương lái và các chủ vựa đến thu mua hết, thậm chí còn đặt tiền cọc trước khi thu hoạch. Nông dân Thạch Sư, ấp Huyền Đức, xã Long Sơn, Cầu Ngang hớn hở: “Tôi có 26 công đất, cách đây 15 năm, sau cây lúa, trồng đủ các loại cây màu nhưng cũng không thoát nghèo. Từ năm 2000 được thầy Vệ (Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ) chỉ cách trồng đậu phộng luân canh trên đất lúa nên bây giờ thoát nghèo rồi”. Vụ đậu phộng xuân hè năm 2011 này, với 15 công đất trồng đậu tôi thu lời hơn 120 triệu đồng.

Những năm gần đây, nhờ sự giúp đỡ của các nhà khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bà con nông dân tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật mới như: Cải tạo giống, thâm canh và chăm sóc đậu phộng đúng khoa học nên năng suất đậu phộng không ngừng tăng lên từ 40 giạ/công nay tăng lên 45 - 50 giạ/công. Nhiều hộ thâm canh giỏi năng suất đạt 60 đến 65 giạ/công. Nông dân Dương Văn Nguyên 50 tuổi ấp Bến Kinh, xã Mỹ Long Bắc gia đình có 0,8 ha đất, 16 năm độc canh cây lúa, mỗi năm 2 vụ thu hoạch khoảng 360 giạ lúa chưa bao giờ lợi nhuận trên 20 triệu đồng/năm.

Vụ xuân hè 2011 trồng 6 công đậu phộng trên chân đất lúa, chỉ 3 tháng trồng anh thu hoạch 325 giạ đậu thương phẩm, giá đậu 210 ngàn đồng/giạ, trừ chi phí lợi nhuận hơn 45 triệu đồng. Theo anh Nguyên điều lý thú là đậu phộng trồng trên đất thịt pha cát năng suất đạt 65 giạ/công, không thua kém gì đất giồng cát. Anh Nguyên khoe: “Độc canh cây lúa gần cả đời mà cuộc sống người dân nơi đây quanh năm vẫn túng quẩn. Chỉ mới 5 năm chuyển sang luân canh cây đậu mà nhiều hộ đã sắm được tivi, xe gắn máy. Mô hình 2 vụ lúa 1 vụ đậu hoặc 2 vụ đậu 1 vụ lúa cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha/năm, mở triển vọng làm giàu cho nông dân”.

Vùng đậu trăm tỷ

Trước đây, sau vụ lúa thu đông - mùa, phần lớn diện tích trồng lúa vùng đất giồng cát Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, một phần Duyên Hải, Trà Vinh (nơi có 2/3 đồng bào dân tộc Khmer) phần lớn bỏ hoang do cằn khô, thiếu nước tưới. Hàng ngàn người dân phải bỏ xứ “tha phương cầu thực”. Để phá thế độc cây lúa, “đánh thức” vùng đất giồng cát hoang hóa này, Trà Vinh kết hợp với khoa nông nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ xây dựng mô hình trồng màu màng phủ, trồng đậu phộng luân canh trên đất lúa. Từ khoảng 500 ha năm 1992 nay diện tích trồng đậu luân canh trên đất lúa đã nhân rộng lên hơn 4.000 ha.

Ông Thạch Rịch Thi, Trưởng Ban sản xuất, Bí thư Chi bộ ấp Trà Kim, xã Thuận Hòa, nơi có 98% hộ đồng bào Khmer sinh sống, một trong những ấp nghèo nhất huyện Cầu Ngang tâm sự: “Do tập quán độc canh cây lúa truyền thống nên việc vận động bà con chuyển đổi sang cây trồng khác rất khó. Vậy mà chỉ mới 3 năm “đưa” cây đậu về trồng luân canh trên đất lúa ấp đã xóa được 21% hộ nghèo (trung bình mỗi năm xóa 7% hộ nghèo). Cái túng quẩn, thiếu ăn mùa giáp hạt (giữa 2 vụ lúa) từng bước đẩy lùi…”.

Thạc sĩ Trang Tửng, Sở NN&PTNT Trà Vinh khẳng định: “Đầu ra của cây đậu phộng tương đối thuận lợi. Với nhiều loại trái cây hay hoa màu khác, đến mùa thu hoạch dù được giá hay không cũng phải bán ngay vì sợ hư hỏng nhưng với cây đậu phộng, nếu không được giá, bà con vẫn có thể giữ lại, phơi khô và bán khi giá lên. Thị trường đậu phộng nhiều năm qua không rơi vào tình trạng dư cung. Do đó trồng đậu phộng “chắc ăn như bắp”. Năm 2011, nông dân trồng 4.000 ha đậu phộng, sản lượng thu hoạch đạt trên 20.000 tấn, tăng hơn 4000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập từ cây đậu phộng mang lại cho nông dân khoảng 400 tỉ đồng. Bình quân canh tác 1 ha đậu phộng, nông dân lãi ròng từ 60 đến 80 triệu đồng/ha. Đậu phộng Trà Vinh hiện nay không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất khẩu sang các nước Campuchia, Trung Quốc… ”.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ - Trường Đại học Cần Thơ tâm đắc: “Với đặc thù là vùng đất trẻ, gò cao không bị ngập lũ nên đất giồng cát Trà Vinh có lợi thế sản xuất ra các loại cây trồng cạnh tranh cao. Mà trong đó cây đậu phộng có thế mạnh “độc tôn” nhất đồng bằng. Chính lợi thế đó nên cây đậu phộng Trà Vinh luôn hút hàng, không lận đận như nhiều cây trồng khác. Mô hình canh tác 2 vụ đậu 1 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa 1 vụ đậu cho thu nhập 100 triệu đồng/năm đang phát triển rộng khắp ở Trà Vinh. Ngoài ra, trồng đậu trên đất lúa làm tăng thêm độ màu mỡ của đất, thân cây đậu phộng là nguồn thức ăn giàu chất đạm, lý tưởng chăn nuôi bò. Trồng đậu lấy hạt để bán, thân đậu nuôi bò là hướng thoát nghèo bền vững ở nông thôn Trà Vinh.

Đình Cảnh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang