• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cáo chung dự án hoa hồng xuất khẩu: bài học đắt giá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Nguồn tin: VNECONOMY, 21/06/2006
Ngày cập nhật: 26/6/2006

Đây là bài học đắt giá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Ba năm trước (2003) nhân dân Gia Lộc (Hải Dương) hồ hởi đón nhận dự án hoa hồng xuất khẩu, để rồi 3 năm sau (2006) họ khóc vì hoa hồng xuất khẩu lắm gai. Chủ dự án bỏ cuộc, để lại cho họ những gánh nợ và sự băng hoại niềm tin(!)

"Dự án đổ bể, tôi thành con nợ lớn. Vợ chồng, con cái lục đục. Đúng là rước vạ vào thân!". Đó là lời nói đầy bức xúc của ông Đàm Hải Hà khi có ai đó hỏi về dự án hoa hồng xuất khẩu.

Mặc dù không nằm trong vùng dự án, nhưng xã Thạch Khôi vẫn được giao 3,4 ha trồng hoa hồng, nằm trong phần dự án của xã Gia Duyên, vì xã này không đủ diện tích trồng hoa, nên được chính quyền xã giao cho hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thạch Khôi thực hiện, mà người đại diện, đứng ra làm chủ dự án không ai khác là chủ nhiệm Đàm Hải Hà. Khát khao đổi đời đã bao lâu, tưởng cơ hội làm giàu đã đến với bà con nông dân khi có dự án hoa hồng xuất khẩu đầy "mùi mẫn".

Không tin sao được khi dự án được Tỉnh uỷ Hải Dương, Huyện uỷ Gia Lộc trực tiếp chỉ đạo và được đầu tư 50% tiền giống, được hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng. Công ty TNHH Nhân Văn ở Hà Nội cung cấp giống cây trồng, toàn bộ kinh phí đào tạo kỹ thuật viên, chuyển giao công nghệ kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá 300- 400 đ/bông hoa hồng.

Theo cách tính của công ty Nhân Văn thì 1 cây hoa hồng cho 30-50 bông/năm; 1 sào trồng 2.000 cây, tính ra tổng thu đạt tới gần 600 triệu đ/ha, nếu không công ty sẽ bù. Cả Hải Dương xôn xao, người Gia Lộc hào hứng tham gia dự án.Cánh đồng 600 triệu đồng "hứa hẹn", lôi cả tỉnh và các ngành chức năng như: nông nghiệp, ngân hàng, tài chính, khoa học công nghệ... vào cuộc. Chủ nhiệm Thạch Khôi tạm tính: năm đầu 1 cây cho 30 bông, trên diện tích 3, 4 ha thu 5,1 triệu bông x 300 đ/bông, vị chi đạt 1,5 tỷ đồng (chưa trừ chi phí).

Từ năm thứ 2 trở đi doanh thu sẽ tăng lên nhiều theo năng suất cây trồng. Tỉnh cho 217 triệu đồng tiền mua giống hoa, chỉ được 1/4 dự án, số còn lại vay mượn bạn bè, người thân và của gia đình 440 triệu đồng. Tháng 5 rầm rộ ra quân, đến 11/2003 Thạch Khôi trồng xong 3,4 ha hoa hồng.

Rủi thay, vào mùa mưa, tháng 7, 8/2004 trời làm ngập lụt, hoa hồng chết quá nửa diện tích. Công ty Nhân Văn không cung ứng giống trồng lại, mà nhằm lúc người lao động đang lao đao lại tìm cách "bỏ của chạy lấy người".

Ngày 24/5/2005 công ty đơn phương tuyên bố bỏ hợp đồng. Dự án hoa hồng xuất khẩu coi như "cáo chung". Cay đắng! Vớt vát lấy đồng tiền, chủ nhiệm Hà cho người nhặt từng bông hồng mang đi bán, nhưng không ai mua vì hoa hồng xuất khẩu... lắm gai. Thạch Khôi "tiền mất, tật mang", người chịu đòn là chủ nhiệm Đàm Hải Hà!

Không như Thạch Khôi, Đoàn Thượng là xã được ưu ái trồng 37ha.Chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đoàn Thượng Nguyễn thế Thuần làm chủ dự án. Chỉ khác, ở đây nhiều diện tích được Đảng uỷ, chính quyền, hợp tác xã cùng chịu trách nhiệm, bà con nông dân hăng hái trồng. Xã có tới 800 hộ đăng ký vào dự án, xã và hợp tác xã phải xét duyệt, chỉ có 671 hộ đủ tiêu chuẩn tham gia. Nếu ở Thạch Khôi tổng đầu tư cho 3,4 ha hết 863 triệu đồng, thì ở Đoàn Thượng lên tới 11 tỷ đồng, trong đó tỉnh đầu tư 5,027 tỷ đồng (tiền giống và chống úng,lụt); xã đầu tư gần 1 tỷ đồng, vay ngân hàng 5 tỷ đồng.

Vì diện tích lớn và "tỉnh đòn" hơn Thạch Khôi, nên tháng 4/2004 Đoàn Thượng trồng xong toàn bộ diện tích hoa hồng 37 ha, đến tháng 10/2004 bị lũ lụt, cây chết chỉ còn lại 10 ha. Nhận thấy Công ty Nhân Văn ngoảnh mặt đi, không cung ứng giống trở lại, hợp tác xã quyết định quay lại trồng lúa.

Tháng 6/2005 sau khi công ty đơn phương tuyên bố bỏ hợp đồng, Đoàn Thượng phá bỏ nốt 10 ha hoa hồng để trồng lúa. Ông Phạm Xuân Hạ, Chủ tịch UBND xã Đoàn Thượng nói trong uất ức: "Sau hơn 1 năm trồng hoa hồng, xã xuất được hơn 20 triệu đồng cho công ty Nhân Văn. Cánh đồng 600 triệu thành cánh đồng 600 ngàn".

Cây hoa hồng đã bị xoá sạch trên đồng đất Đoàn Thượng, nhưng để lại cho xã, hợp tác xã một "gánh nợ" gần 5 tỷ đồng, gồm: 2,5 tỷ đồng tiền công của dân và các chi phí khác; 2,5 tỷ nợ ngân hàng, đang liên tục bị trát đòi.Sau hơn 2 năm triển khai, dự án hoa hồng xuất khẩu ở Gia Lộc cơ bản đã bị xoá sổ. Điều mà dư luận nhân dân tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Gia Lộc nói riêng rất bức xúc, yêu cầu các ngành chức năng làm rõ: công ty TNHH Nhân Văn là ai?

Theo hợp đồng kinh tế công ty này là đơn vị cam kết đầu tư, chịu trách nhiệm về kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm nhưng đã đơn phương huỷ bỏ hợp đồng. Nhân dân Đoàn Thượng, Gia Xuyên, Thạch Khôi yêu cầu đưa "Vụ án hoa hồng" ra ánh sáng. Thiệt hại về vật chất tiền tỷ, nhưng thiệt hại lớn hơn rất nhiều lần là Công ty TNHH Nhân Văn Hà Nội đã làm băng hoại lòng tin của dân đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương.

Biến một số cán bộ năng nổ của cơ sở thành những con nợ lớn (!) Đây là bài học đắt giá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Học phí phải trả là của Gia Lộc, Hải Dương, nhưng lại là bài học chung của nhiều địa phương trong cả nước.

Hồ Khánh Thiện

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang