• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lo ngại từ vụ xuân kéo dài

Nguồn tin: Tiếng Nói VN, 19/04/2011
Ngày cập nhật: 20/4/2011

Năng suất lúa vụ đông xuân ở miền Bắc sẽ giảm ít nhất khoảng 10%.

Các tỉnh Bắc bộ và Trung bộ đang diễn ra tình trạng lúa đông xuân bị nghẹt rễ, phát triển chậm và đẻ nhánh muộn hơn so với cùng kỳ năm 2010. Dự kiến, thời gian sinh trưởng của các trà lúa sẽ kéo dài hơn 10 - 30 ngày, trong khi năng suất giảm ít nhất khoảng 10%.

Thời vụ tăng, năng suất giảm

Nông dân cần giữ nước, chọn bón loại phân hợp lý để lúa phục hồi và phát triển

Theo Viện Cây lương thực (Bộ NN&PTNT), hàng chục nghìn hécta lúa ở 2 khu vực này bị nghẹt rễ, vàng lá. Đến giữa tháng 4, nhiều trà lúa vẫn đang trong giai đoạn đẻ nhánh. Nguyên nhân là do diễn biến thời tiết vụ xuân năm nay khá bất thường. Tính từ đầu vụ đến cuối tháng 3, miền Bắc đã hứng chịu trên 20 đợt không khí lạnh tăng cường. Trong đó có 4 đợt rét đậm, rét hại. Đặc biệt, đợt gió mùa đông bắc ngày 15/3 có cường độ hiếm thấy trong thời kỳ giữa tháng 3 gây gió mạnh kết hợp với hội tụ gió trên cao làm nhiệt độ giảm mạnh, khoảng 8 - 9 độ C/ngày, gây rét hại ở khu vực Bắc bộ.

Ông Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho rằng, rét đậm, rét hại trong vụ đông xuân năm nay không chỉ ảnh hưởng đến mạ mà còn gây ra thiệt hại rất lớn đối với lúa. Đến nay, TP. Hải Phòng có khoảng hơn 10.000 ha lúa bị bệnh nghẹt rễ, vàng lá, chiếm 30% diện tích gieo cấy cả vụ xuân. Tỉnh Nam Định cũng có gần 20.000 ha lúa xuân bị táp lá và chết rải rác. Các huyện phía Nam của tỉnh như Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Nam Trực do cấy muộn và tỷ lệ giống Bắc thơm 7 nhiều hơn nên bị thiệt hại nặng hơn so với các huyện phía Bắc. Bị chết rét, táp lá, bị nghẹt rễ vàng lá chậm phát triển chủ yếu là các giống có chất lượng và chịu rét kém như Bắc thơm 7, Nàng xuân, BC15, HT1. Tại các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch (Vĩnh Phúc) tình trạng lúa nghẹt rễ, vàng lá đã xuất hiện cục bộ. Cây lúa lùn tịt, nhỏ khóm, nhổ gốc lúa lên thì thấy rễ đen và mùi rất khó chịu, thối thân.

“Với những yếu tố bất lợi như: lúa chậm phát triển, chậm đẻ nhánh; thời gian trỗ bông rơi vào thời điểm có nhiệt độ cao, số bông lúa hữu hiệu thấp…, dự đoán năng suất lúa vụ đông xuân ở miền Bắc sẽ giảm ít nhất khoảng 10%” - ông Nguyễn Văn Bộ nhận định.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, thông báo, tính đến thời điểm này có khoảng 100.000 ha lúa đông xuân bị nghẹt rễ, chiếm 20% tổng diện tích gieo cấy toàn miền Bắc. Hiện tại, người dân và chính quyền các địa phương đang nỗ lực, cố gắng chăm sóc diện tích lúa kém phát triển theo đúng chỉ đạo của Bộ NN&PTNT cũng như Cục Trồng trọt.

Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, với diện tích lúa bị nghẹt rễ, vàng lá, nông dân không nên bón đạm mà cần làm cỏ cho sục bùn và bón phân lân để kích thích lúa ra rễ mới. Cùng với việc chăm sóc, nông dân cần chú ý thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm và xử lý dịch bệnh trên lúa. TS. Ngô Vĩnh Viễn, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật lưu ý, bệnh đạo ôn và rày nâu đang phát triển nhanh ở lúa vụ xuân. Để lúa hồi phục nhanh sau rét và chống chọi được với dịch bệnh, theo TS. Ngô Vĩnh Viễn, nông dân cần phải giữ nước ở mức hợp lý để lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Gấp rút vụ mùa

Trong điều kiện lúa chậm phát triển như hiện nay thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời vụ của những vụ sản xuất sau, đặc biệt đối với những địa phương có phong trào sản xuất cây vụ đông và chịu ảnh hưởng do mưa lũ.

Theo ông Lê Hưng Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giống cây trồng Việt Nam, đối với vùng núi phía Bắc, khung thời vụ không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng đối với vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Bắc Trung bộ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Ở đồng bằng sông Hồng thì có tình trạng giảm năng suất vụ xuân. Vụ xuân kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển diện tích vụ đông. Còn ở Bắc Trung bộ, tình hình được đánh giá là căng nhất. Thời gian vụ xuân kéo dài, lúa sẽ trỗ bông đúng vào dịp gió Tây. Nguy cơ giảm năng suất là điều không thể tránh khỏi. Khung thời vụ cho vụ mùa cũng rất căng, không có thời gian để chuẩn bị đất, gieo mạ như những năm trước. Ông Lê Hưng Quốc kiến nghị: “Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người dân mua giống lúa ngắn ngày, dưới 100 ngày; đồng thời, hỗ trợ người dân để họ có điều kiện cơ giới hóa trong làm đất, như vậy mới đảm bảo được khung thời vụ”.

Liên quan tới việc một số diện tích sản xuất giống không kịp thu hoạch để chuyển vụ, nhiều ý kiến cho rằng, có thể huy động nguồn giống lúa từ các tỉnh Nam Trung bộ hiện đang thu hoạch, thậm chí sẽ chuyển một số giống thuần ngắn ngày từ miền Nam ra, cung cấp đủ giống chất lượng cho sản xuất vụ hè thu, vụ mùa 2011.

Khương Lực

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang