• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cần thận trọng khi dùng Ami Ami bón lúa

Nguồn tin: Dân Việt, 18/04/2011
Ngày cập nhật: 19/4/2011

Thời gian qua, tình hình người dân sử dụng chất lỏng có tên Ami Ami bón cho lúa khá phổ biến ở một số tỉnh như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp. Nhiều nông dân thấy “phân lạ”, giá rẻ cứ vô tư sử dụng mà không biết có tác hại gì không...

“Phân hữu cơ” hay chất thải?

Chất lỏng này là chất thải của quá trình sản xuất bột ngọt, được Công ty Ajinomoto đưa thêm vào một số chất vi sinh và họ đăng ký nhãn mác là phân bón hữu cơ. Ban đầu, Ami Ami được sử dụng chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ, chủ yếu cho các loại cây công nghiệp.

Khi bón, chất lỏng này không tràn ra môi trường. Tuy nhiên, khi sử dụng cho cây lúa nước, nhiều nông dân đã bơm trực tiếp vào ruộng để chất lỏng này tự hòa tan vào nước. Điều lo ngại là sau đó, khi tháo nước ra ngoài thì một lượng lớn chất hữu cơ cũng theo nguồn nước chảy ra kênh rạch.

Ở Long An, một số huyện vùng Đồng Tháp Mười như Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Mộc Hóa bà con nông dân vô tư tháo nước có chứa Ami Ami ra ngoài môi trường, bất chấp việc làm này làm nguồn nước bị ô nhiễm. Nhiều nông dân ở huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) cũng đổ xô mua Ami Ami với giá từ 400 – 450 nghìn đồng/m3 để bón cho lúa. Ở Bến Tre, nhiều nhà vườn ở huyện Chợ Lách nhiều năm nay mua Ami Ami chứa trong can loại 30 lít bón vào vườn chôm chôm, sầu riêng để cây tươi tốt.

Ông Nguyễn Văn Hải – nông dân xã Tân Lập (huyện Mộc Hóa, Long An) nói: “Tui thấy giá tiền cũng không bao nhiêu, trong khi phân hóa học bây giờ mắc quá nên cũng thử cho biết. Tui nghe nói có ngộ độc chi đó nhưng chất dư thừa mình thải ra sông, có gì mà sợ”.

Cần thận trọng

Ông Nguyễn Thanh Tùng – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Long An cho biết, ở Long An nông dân sử dụng Ami Ami đã mấy năm nay. Bản thân Công ty Ajinomoto cũng từng cho sử dụng thử nghiệm ở Long An. Người cung cấp liên hệ trực tiếp với nông dân rồi mang xe bồn tới đổ. Bước đầu, có thể thấy loại hóa chất này có một chút hiệu quả là làm lúa xanh tốt. Tuy nhiên, quan điểm của người làm khoa học thì tôi không đồng ý với kiểu sử dụng này. Cần thiết phải có nghiên cứu cẩn thận và nghiêm túc khi sử dụng cho cây lúa nước. Bản thân chất này khi ra môi trường nồng độ COD cao sẽ hạn chế ôxy để các loài thủy sinh khác có thể sinh sống bình thường

Sử dụng ở đâu, liều lượng như thế nào vẫn chưa có báo cáo đầy đủ, khoa học. Cần thiết phải có nghiên cứu cẩn thận và nghiêm túc khi sử dụng cho cây lúa nước. Bản thân chất này khi ra môi trường nồng độ COD cao sẽ hạn chế ôxy để các loài thủy sinh khác có thể sinh sống bình thường. Tôi sẽ tham mưu với cấp trên, có thể sẽ có kiến nghị đối với loại hóa chất này và cần thiết phải có nghiên cứu khoa học, đầy đủ khi đưa vào sử dụng cho cây lúa nước.

Tiến sĩ Lê Hữu Hải – Trưởng phòng NNPTNT huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho rằng dùng chất thải công nghiệp “bón” cho lúa nước là việc làm không được khuyến khích và phải hết sức cân nhắc. Hiện chưa có đánh giá khoa học về việc này, do đó nếu để sử dụng đại trà trên ruộng rồi dùng kết quả này để “đánh giá” thì hậu quả có thể sẽ không khắc phục được.

Hữu Danh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang