• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Nam: "Sốt" keo nguyên liệu

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 16/04/2011
Ngày cập nhật: 18/4/2011

Thị trường thu mua keo nguyên liệu được mở rộng ra các tỉnh, thành lân cận nên giá keo liên tục tăng cao trong thời gian gần đây.

Vào mùa

Hộ ông Nguyễn Văn Thống (thôn Nghi Sơn, xã Quế Hiệp, Quế Sơn, Quảng Nam) hiện sở hữu một rừng keo nguyên liệu rộng gần 30 ha. Do trồng theo hình thức xen kẽ nên năm nào ông cũng khai thác ít nhất hơn 5 ha keo. Ông Thống cho biết, nông dân thường ít vốn, trồng keo xen kẽ có ưu điểm là khai thác xong lấy tiền đầu tư lại, rồi dần dần sẽ mở rộng diện tích. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, khi cây keo tăng giá liên tục, ông Thống mạnh dạn bán rừng keo dù chưa đến độ tuổi khai thác. “Một tấn keo bây giờ giá gần 900 nghìn đồng, tăng hơn thời điểm trước tết gần 200 nghìn đồng. Tôi vừa bán hơn 100 tấn keo, thu về 100 triệu đồng. Vì thấy keo được giá, nhiều người dân cũng bán keo chừng 4 - 5 năm tuổi. Tính ra dù bán keo non trong thời điểm “sốt” giá này vẫn tốt hơn lúc bình thường” - ông Thống nói.

Nông dân phấn khởi vì giá keo tăng cao. Ảnh: H.PHÚC

Những năm gần đây, phong trào trồng rừng ở các xã vùng tây của huyện Quế Sơn phát triển rất mạnh. Nhiều gia đình ngoài việc mở rộng diện tích trồng vườn đồi, còn mạnh dạn vay vốn ngân hàng trồng rừng dự án. Do những năm trước đây, các dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3), Dự án khôi phục và quản lý rừng bền vững (KFW6) hỗ trợ đầu tư cho người dân ở các huyện miền núi trồng rừng nên đây là thời điểm cây keo trưởng thành, đến tuổi khai thác. Riêng dự án WB3 triển khai từ năm 2005 tại 4 huyện Tiên Phước, Bắc Trà My, Quế Sơn và Hiệp Đức đến nay đã có gần 4 nghìn hộ trồng hơn 9 nghìn héc ta rừng. Nghĩa là năm 2011 này, toàn bộ diện tích rừng trên sẽ đến tuổi khai thác.

Tại các xã Trà Giang, Trà Dương, Trà Sơn, Trà Đông (huyện Bắc Trà My), không ít nông dân đổi đời từ cây keo. UBND huyện Bắc Trà My cho biết, bình quân mỗi hộ đồng bào dân tộc thiểu số trồng tối thiểu 5 ha rừng. Hộ trồng ít nhất 2 ha, nhiều nhất 40 ha. Nếu như trước đây cán bộ phải vận động dân trồng rừng thì nay lại khác: chính người dân phải tự xin đất, đi vay tiền ngân hàng để trồng rừng. Giai đoạn 2005 - 2010, thông qua dự án WB3, có 773 hộ trên địa bàn huyện Bắc Trà My tham gia trồng rừng. Trong đó, có đến 622 hộ vay vốn ngân hàng với hơn 16 tỷ đồng để trồng gần 2 nghìn héc ta rừng, nâng tổng diện tích trồng rừng của toàn huyện lên 5.280 ha. Những rừng trồng keo dự án giờ đã đến thời kỳ thu hoạch nên chắc chắn nhiều chủ rừng sẽ khấm khá vì cây keo được giá. Hiện mỗi tấn keo bán tại chỗ gần 900 nghìn đồng, trong khi giữa năm 2009 chỉ dưới 500 nghìn đồng/tấn. Thường cây keo ở miền núi Quảng Nam trồng từ 5 - 6 năm tuổi mới có thể khai thác, nhưng do giá keo tăng đột biến, không ít người dân bán keo non khoảng 4 - 5 tuổi.

“Khát” gỗ nguyên liệu

Những ngày này, về các huyện miền núi thường bắt gặp cảnh đồng bào hối hả thu hoạch keo. Nhiều vạt rừng trồng đã khai thác không còn một bóng cây. Trước đây, trên địa bàn huyện Núi Thành chỉ hình thành 5 - 7 cơ sở thu mua gỗ keo, vài nhà máy sản xuất giấy tại Khu Công nghiệp Tam Hiệp, Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam, thì nay đã có hàng chục cơ sở thu mua lớn, trong đó có đến 4 nhà máy sản xuất giấy. Chưa kể các tư thương tự thu mua về bán lại cho các nhà máy. Theo các thương lái, lý do làm cho giá keo tiếp tục leo thang trong thời gian gần một tháng nay là do các nhà máy giấy trên địa bàn tỉnh “đói” nguyên liệu keo trầm trọng.

Anh Nguyễn Văn Dũng, quê ở xã Tam Thái (Phú Ninh), là lái xe chuyên chở gỗ thu mua cho một nhà máy sản xuất giấy ở xã Tam Nghĩa, Núi Thành cho biết: “Hiện mỗi ngày nhà máy cần hàng chục tấn gỗ keo nguyên liệu để sản xuất giấy. Trước đây, bình quân mỗi ngày tôi chỉ vận chuyển 2 chuyến khoảng 10 tấn thì nay công ty lại tăng lên 5 chuyến”. Cũng theo anh Dũng, vì nhu cầu mua gỗ nguyên liệu từ các nhà máy quá lớn, keo lại được giá khiến nhiều người dân bán cả… rừng keo non.

Vì thiếu nguyên liệu gỗ trầm trọng, các nhà máy đã có cuộc đua tranh quyết liệt trong việc tổ chức thu mua, hợp đồng với các chủ rừng, người dân. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện các nhà máy giấy của tỉnh Quảng Ngãi, TP. Đà Nẵng cũng đổ xô đến miền núi Quảng Nam thu mua gỗ, bởi vùng trồng keo nguyên liệu ở những địa phương đó chưa đáp ứng nổi nhu cầu hoạt động của các nhà máy giấy. Chính điều này đã khiến giá keo tăng cao. Tại miền núi, nhiều chủ rừng keo 3 - 4 năm tuổi cũng đang được các nhà máy đón đầu hợp đồng thu mua khi đến tuổi khai thác.

Theo ước tính của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, 3 tháng đầu năm đã có hàng chục nghìn tấn gỗ rừng trồng, gỗ vườn xuất bán. Tuy nhiên, trên thực tế con số trên sẽ cao hơn rất nhiều bởi việc mua bán gỗ rừng trồng, gỗ vườn có thể không qua sự kiểm soát của lực lượng chức năng.

TRẦN HỮU

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang