• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tan hoang bắp cải!

Nguồn tin: TT, 19/06/2006
Ngày cập nhật: 19/6/2006

Xơ xác những vườn bắp cải khi bị sưng rễ

- Hễ cứ phóng xe xuống lên những lũng đồi bắp cải (sú) ở Đà Lạt là nhận ra cái hương vị đặc biệt của thành phố cao nguyên, cái chất vườn - phố đặc trưng khó quên ấy.

Đấy là những ngọn đồi sinh ra ngành xuất khẩu rau ở Đà Lạt, mà bắp cải chính là thứ rau đầu đàn. Vậy mà mấy hôm rày, cánh lái rau từ các trang ấp ra cứ bảo chắc chắn sẽ “tàn lụi nghề trồng sú”...

Cay thế, cải ơi!

Bên ngọn đồi trồng bắp cải ở ấp Đa Thiện, bà Đoàn Thị Phương, nông dân, xúc vôi trong những bao vôi đưa lên từ Biên Hòa (Đồng Nai) rải xối xả vào những gốc sú, khiến phút chốc cả vườn sú trắng toát. Bà nói với tôi đó là giải pháp cuối cùng để cứu vườn sú 5.000 cây này.

Trông xuống gốc của những cây sú trong vườn, thấy củ nhô lên trên luống đất, phình ra từ gốc, dù cây non mới qua một tháng rưỡi. Bà hi vọng vôi vào củ kia sẽ teo lại. “Củ mà càng phình to thì cây đứng im không phát triển nữa, cứ thế rũ lá, rồi héo dần đến chết!”- bà khái quát. Cả vùng rau này đã rơi vào bi kịch.

Ở xã ngoại vi Xuân Thọ - vùng trồng sú lớn nhất - cách Đa Thiện chừng 9km, trong khu vực Trảng Bằng, chẳng khó để thấy những vườn qui mô 25.000-30.000 cây sú, nhưng “mới hơn tháng tuổi đã... thu hoạch”(bắp cải phát triển bình thường 2,5 -3 tháng mới thu). Chủ tịch xã Nguyễn Đức Công nói: “Dịch bệnh đã ở mức không ngăn chặn nổi nữa! Mầm bệnh nằm trong đất trên sườn đồi lẫn nước ở khe, suối dưới thung lũng”.

Ông nói người dân vẫn cứ phải lấy nước nhiễm bệnh - từ nguồn cây bệnh được nông dân đổ tất ra các bờ vườn, khe suối trôi xuống - nơi suối mà tưới, vì đấy là nguồn nước duy nhất cho nông nghiệp trong vùng. Ở đây chỉ cần hai lứa sú ra củ liên tiếp, nhà vườn đã lỗ sạt nghiệp và nhiều người đã bỏ luôn đất cho cỏ mọc.

Ai còn vốn thì chuyển sang trồng cây dền, cây cà rốt. Nhưng trồng cà rốt gặp may thì ăn, chứ “đụng” kỳ cà rốt Trung Quốc thì dội ngược về lại cao nguyên. Vì thế, ba tháng trở lại đây, nhà vườn Đà Lạt đổ sang trồng cây xà lách Corol để né “bệnh sưng rễ”. Ấy thế là bỗng chốc khắp cả vùng rau Đà Lạt ngập ngụa thứ rau này và kết cục là cùng nhau băm bỏ làm phân ngay trên vườn.

Bắp cải Đà Lạt hay bắp cải Indonesia?

Nhiều chục năm nay, theo qui luật thị trường, từ tháng 5 -12 là thời kỳ bắp cải Đà Lạt xuôi về các cảng của TP.HCM để đưa sang các nước.

Các nhà xuất khẩu từ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương hoặc từ các nước tìm lên Đà Lạt đặt hàng cây bắp cải, đưa xe container lên tận nơi để chở. Cả chục doanh nghiệp lớn nhỏ ở Đà Lạt nhảy vào xuất khẩu bắp cải. Nhưng gặp thời “bắp cải có củ” họ lao đao theo, tìm không ra để mua.

Bà Hoàng Thị Gái, chủ vựa rau xuất khẩu ở khu Nguyên Tử Lực, nói mất nhiều ngày mới gom mua đủ một container (24 tấn) để chở về cảng dưới TP.HCM, trong khi những năm trước mỗi ngày có thể đi 3-5 container. Nhà xuất khẩu bắp cải lớn hơn gần đấy, doanh nghiệp Khanh Cát, thông báo số xe container đưa bắp cải đi mỗi tháng chỉ còn 20 chiếc thay vì 100 xe như trước kia, nghĩa là nội riêng điểm này nền nông nghiệp Đà Lạt đã mất đi cơ hội xuất khẩu gần 2.000 tấn bắp cải.

Khanh Cát còn tiết lộ là vì không đủ số lượng bắp cải Đà Lạt để cung cấp cho bạn hàng bên Đài Loan nên ông chấp nhận để bạn hàng quay tàu sang “ăn” bắp cải... Indonesia, dù đường biển vận chuyển phải dài ra thêm 10 ngày tàu chạy đi - về. Ngay cái chợ rau đầu mối cho thị trường nội địa duy nhất ở Đà Lạt nằm trên đồi Dã Chiến kia, vốn tấp nập xe cộ, thương lái, giờ cũng mất sinh khí, lèo tèo.

“Mất chắc nghề xuất khẩu bắp cải ở Đà Lạt rồi!” - ông chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Hiệp Nguyên ở khu Bạch Đằng (TP Đà Lạt) Nguyễn Đức Hùng bức xúc dự đoán. Ông Hùng cho biết ông đã phải tìm về hai vùng rau non trẻ của đất Lâm Đồng là Đức Trọng và Đơn Dương tìm nguồn nhưng ở đó không đủ chất lượng. “Nhưng, bắp cải Đà Lạt “có củ” thì giờ dưới đó cũng bắt đầu “có củ” rồi!” - ông Hùng cho biết.

Biến mất?

* Theo số liệu của Lâm Đồng, mỗi năm Đà Lạt xuất khoảng 15.000 - 25.000 tấn bắp cải sang các nước và lãnh thổ như Singapore, Hong Kong, Nhật, Campuchia...

* Các nhà khoa học nông nghiệp ở Lâm Đồng đã xác định hiện tượng “ra củ” ở cây bắp cải là bệnh sưng rễ. Bệnh do một loại nấm tên khoa học là Plasmodiophora brassicae Woronin tồn tại trong đất dưới dạng bào tử, rồi tấn công vào bộ rễ, sống ký sinh và phát triển ở đấy; gây hại không chỉ trên cây bắp cải mà cả cây súp lơ (bông cải), cải thảo..., nghĩa là toàn bộ cây trồng thuộc họ thập tự.

Tại những vườn bắp cải tan hoang vì cái nợ củ hóa đó, tôi hỏi nông dân có nhà khoa học hay cơ quan nào xuống tận vườn tìm hiểu không thì có người bảo “... hình như có!”, có người nói “chưa thấy!” và hầu hết thì rằng: “... của mình mình xót, mình lo!”. Nhiều nông dân bảo ai chỉ thuốc gì thì tống thuốc đó xuống, với hi vọng... sạch bệnh. Nhưng tất cả cũng không ăn thua, ngay cả thứ thuốc Nebijin của Nhật được bán ở hầu khắp các quầy thuốc bảo vệ thực vật tại Đà Lạt, được chính quyền chỉ định dùng để đặc trị cây bắp cải.

Trò chuyện với tôi, các nhà xuất khẩu rau đã trách chính quyền xem nhẹ cây bắp cải. Cây bắp cải đã không được đối xử như dịch trên gia súc - gia cầm, khi đã không khoanh vùng dập bệnh ngay ổ dịch đầu tiên xuất hiện ở khu Nam Hồ (phường 11), để giờ đây bệnh đã “phủ sóng” khắp Đà Lạt, có thể sẽ đẩy cây bắp cải đến nguy cơ biến mất khỏi cao nguyên Lang Bian...

Nghe nói chính quyền dự tính sẽ phải áp dụng luật pháp để... ngăn chặn bệnh, rằng phải xử phạt nông dân nào để lây lan mầm bệnh, không nghiêm túc thực hiện “Pháp lệnh giống cây trồng”...

Trong khi đó công trình nghiên cứu khoa học (bằng kinh phí nhà nước) “Xác định nguyên nhân và các biện pháp phòng trừ tổng hợp trên cây bắp cải” nghe nói sẽ chính thức... “chào đời” vào cuối tháng sáu này để phúc đáp bức xúc của cử tri từ các kỳ họp HĐND thành phố.

NGUYỄN HÀNG TÌNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang