• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giữ giá cho cây điều

Nguồn tin: Nhân dân, 09/04/2011
Ngày cập nhật: 11/4/2011

Người trồng điều đang đối mặt một vụ điều thua lỗ nặng.

Ðồng Nai là một trong những tỉnh có diện tích điều lớn nhất cả nước. Hiện nay, nông dân bắt đầu thu hoạch điều với giá bán dao động từ 34 đến 35 nghìn đồng một kg hạt tươi. Mặc dù mức giá này cao gấp đôi so với năm ngoái, song người trồng điều vẫn không mừng vì được giá nhưng mất mùa, diện tích thu hẹp.

Ðiều được giá, mất mùa

Lâu nay, vườn điều ghép 3 ha của chị Nguyễn Thị Nhung, xã An Viễn, huyện Trảng Bom (Ðồng Nai) thường cho thu hoạch trên bảy tấn hạt một năm. Thế nhưng niên vụ này, sản lượng giảm mạnh, bởi gần nửa tháng nay, cứ ba ngày một lần, chị Nhung đi thu hoạch điều nhưng mỗi lần vất vả lùng sục khắp cả vườn, chỉ thu được khoảng 10 kg. Ðáng buồn số điều còn lại trên cây cũng chỉ lác đác. Nỗi lo càng thêm chồng chất khi gần đây, giá điều đã bắt đầu giảm xuống, trong khi thương lái cũng thu mua dè dặt hơn.

Vừa đi hái từng hạt điều vừa buồn bã, chị nói với chúng tôi: 'Bằng giờ mọi năm chúng tôi thu được mấy tấn điều rồi cơ đấy, nhưng do năm nay, hoa héo hết trơn, trái to rồi mà vẫn bị cháy. Mặc dù tôi phun thuốc vẫn không ăn thua. Không biết có cách nào để giữ an toàn cho số hoa còn lại trên cây hay không đây'.

Xã An Viễn có hơn 1.200 ha điều. Nhiều năm qua, đây là một trong số ít địa phương tại Ðồng Nai đạt tổng sản lượng hạt điều hơn 2.000 tấn một năm. Nhưng thời điểm này, nơi đây cũng chịu chung số phận với nhiều vùng điều khác trong tỉnh bởi bệnh bọ xít muỗi đỏ, nhất là bị ảnh hưởng những cơn mưa trái mùa gần đây đã khiến toàn bộ diện tích điều của xã bị khô bông, rụng trái hàng loạt. Ước tính, năng suất điều vụ này chỉ đạt chưa tới một tấn một ha, thấp hơn 60% so với mọi năm. Ðáng quan ngại, năng suất điều có nhiều khả năng tiếp tục bị giảm xuống khi dịch hại trên cây điều vẫn tiếp tục hoành hành sau những cơn mưa trái mùa.

Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ðiều năng suất cao xã An Viễn, huyện Trảng Bom Nguyễn Văn Rung cho biết: 'Hiện nay bà con đầu tư khá nhiều vào diện tích điều với mong muốn năm nay thu hoạch bội thu. Tuy giá điều hiện nay hơn 34 nghìn đồng một kg điều hạt, so với năm ngoái là gấp đôi, nhưng hiện thì trong nhiều vườn điều, có những cây không có một hạt nào, bà con chán nản, thậm chí không muốn ra vườn điều để chăm sóc. Hầu hết các vườn điều bị khô đen hết, tiếc lắm'.

Không riêng gì huyện Trảng Bom, các huyện Ðịnh Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ... nông dân trồng điều cũng chịu cùng cảnh ngộ. Mang bình thuốc trên vai đi phun bông điều bị cháy khô sau cơn mưa lớn trái mùa, ông Nguyễn Văn Nam, ấp Tam Bông, xã Phú Cường, huyện Ðịnh Quán nói: 'Vớt vát được cái gì thì cứ làm. Mấy cơn mưa vừa qua đã làm diện tích hơn 5 ha của tôi cháy bông, rụng trái hơn 50%. Năm nay giá điều có tăng nhưng ngược lại năng suất giảm hơn một nửa so với mọi năm. Ngoài ra giá phân bón, thuốc trừ sâu cũng tăng cao coi như người trồng điều thua lỗ'.

Ðánh mất lợi thế cạnh tranh

Nhân điều là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch hằng năm đạt gần một tỷ USD, nhưng mặt hàng này luôn phải đối mặt tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Tình hình càng khó tháo gỡ, khi nhiều nông hộ tìm cách thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn bằng cách chặt bỏ điều để chuyển sang trồng một số loại cây khác.

Tại Ðồng Nai, hiện toàn tỉnh có gần 50 nghìn ha điều, số diện tích này đã giảm nhiều so với cách đây năm năm do nông dân chặt bỏ điều để trồng các cây khác. Chỉ tính riêng năm 2010, toàn tỉnh có ba nghìn ha điều bị nông dân chặt bỏ trồng cao-su hoặc các loại cây lâu năm khác bởi thu nhập trên cùng một diện tích cao hơn trồng điều. Theo tính toán của ngành nông nghiệp Ðồng Nai, với đà này đến năm 2015, toàn tỉnh chỉ còn khoảng 35 nghìn ha điều. Theo Hiệp hội Ðiều Việt Nam, từ năm 2005-2010, diện tích trồng điều cả nước giảm 33 nghìn ha, hiện chỉ còn gần 400 nghìn ha, đáng lo ngại, diện tích này vẫn tiếp tục giảm rất nhanh.

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu điều chế biến đứng đầu thế giới hiện nay nhưng nguồn nguyên liệu cung cấp cho hoạt động chế biến và xuất khẩu không đủ. Sản lượng hơn 293 nghìn tấn trong năm 2010 chỉ đáp ứng 60% số nguyên liệu cho sản xuất. Số còn lại phải nhập khẩu từ các nước khác. Mặt khác, hiện nay cây điều cho sản lượng thấp, năng suất năm 2010 là không quá một tấn một ha. Năng suất thấp, kéo theo giá trị sản lượng và thu nhập trên một ha điều thấp. Sức cạnh tranh của điều vốn đã không cao lại càng kém nên rất khó cạnh tranh với các loại cây khác. Ngoài ra, tình trạng tranh mua - tranh bán giữa các doanh nghiệp và các đại lý tư nhân đã tạo ra 'thị trường ảo' vẫn tồn tại làm xáo trộn thị trường thu mua hạt điều mỗi khi vào mùa thu hoạch, làm cho giá điều luôn bị biến động bất thường. Ðây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến diện tích điều đã và đang bị thu hẹp.

Cao Tân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang