• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi yến lấy tổ

Nguồn tin: KTSG, 12/6/2006
Ngày cập nhật: 17/6/2006

Chim yến sống hoang dã mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn từ tổ yến. Thế nhưng, nuôi chim yến trong đất liền, cho ấp nở, rồi thu hoạch tổ thì chỉ có một doanh nghiệp ở Phan Rang làm được. Doanh nghiệp này còn tự xây dựng bản đồ chim yến sinh sống trong đất liền trải dài từ Đà Nẵng đến Cà Mau.

Tháo hai vòng dây xích, tạch một cái chiếc ổ khóa to như nắm tay của một võ sĩ bung ra, hai anh bảo vệ thận trọng đẩy chiếc cửa sắt vừa đủ cho một người bước qua. Bên trong ánh sáng yếu ớt như đang chạng vạng tối dù ngoài trời trưa nắng như đổ lửa. Không khí ẩm ướt như trong hang động, tiếng chim chin chít kêu vang trời như một dàn đồng ca. Xoẹt… xoẹt… xoẹt, hàng chục cánh chim chao lượn rồi vụt mất sau một ô vuông cỡ năm tấc. Theo ánh đèn pin le lói chiếu vào các góc vách tường sau bức ô vuông là cả ngàn cặp chim yến đang đung đưa làm tổ. Đó là hình ảnh đầu tiên tôi được chứng kiến chim yến làm tổ tại nhà hát Thanh Bình bỏ hoang nằm gần chợ thị xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, vào những ngày mùa hè này.

Năm 1999, nghe tin khoảng 100 con chim yến A-Fusifagus (loài làm tổ trắng) đến làm tổ tại nhà hát này, anh Võ Thái Lâm lúc đó đang làm Giám đốc Công ty Hoa Lư, quận 1, TPHCM, quê ở Phan Rang, đã tức tốc về nhà tìm hiểu kỹ hiện tượng kỳ lạ đó. “Yến là một loài chim sống hoang dã làm sao có thể sinh sống và phát triển bầy đàn tại đất liền”, anh tự hỏi? Tìm hiểu thêm từ các bậc cao niên ở địa phương, anh Lâm mới biết từ thập niên 1970 chim yến đã từng cư trú tại nhà lồng chợ thị xã Phan Rang. Kỳ lạ thế nhưng lại không một ai chú ý đến. Từ những manh mối ấy, anh Lâm âm thầm đi khảo sát thực tế rồi tự xây dựng bản đồ chim yến A-Fusifagus sinh sống trên đất liền từ Đà Nẵng đến Cà Mau. Anh bỏ ra hàng tỉ đồng để đầu tư một nghề mới mà theo anh “nếu thành công sẽ chia sẻ cho nhiều người khác có cơ hội làm giàu”. Anh quyết định ký hợp đồng thuê nhà dài hạn để giữ chim yến và chi ra gần 4 tỉ đồng để mua ba căn nhà làm tổ dụ chim. Nhà dụ chim thường nằm kế bên hoặc đối diện với nơi đầu tiên chim yến chọn làm tổ. Ngoài sự vắng lặng, nhà dụ chim phải có hệ thống phun sương làm ẩm, hệ thống tổ chim nhân tạo, âm thanh dụ chim và phải có cả chim con, chim mồi.

Giữa năm 2005, Công ty TNHH Yến Việt được thành lập tại thị xã Phan Rang-Tháp Chàm. Tháng 10 năm đó lứa chim yến đầu tiên do công ty ấp nở đạt 90%, tuy nhiên số sống được chỉ đạt 20%. Có cơ sở để lạc quan, anh Lâm mạnh tay chi ra 14.000 đô la Mỹ để mời chuyên gia từ Indonesia sang hướng dẫn trong bảy ngày về phương pháp ấp trứng, nuôi chim non, cách làm tổ yến nhân tạo… Anh còn sang Indonesia, nơi phát triển nghề nuôi chim yến rất nổi tiếng trên thế giới, để tham dự một khóa học hai ngày về cách ấp trứng và nuôi chim yến trong nhà, và rồi đến Thái Lan, Malaysia tham quan các mô hình nuôi chim yến trong nhà.

Cho đến giữa tháng này, Công ty Yến Việt đã ấp được bảy lứa chim yến, tỷ lệ chim nở đạt 95%, số chim sống được 50%. Để có được kết quả như vậy, anh Lâm đã chi hàng ngàn đô la Mỹ mua một chiếc máy ấp trứng do Indonesia sản xuất, cùng các kỹ thuật viên tháo ra nghiên cứu và chế tạo ra những chiếc máy khác. Những chiếc máy này vừa phù hợp với môi trường và khí hậu Việt Nam, đồng thời lại tiết kiệm được 50% chi phí so với máy nhập.

“Chim yến hoang dã một năm đẻ ba lần, mỗi lần hai trứng nhưng nhờ bàn tay của con người nên chu kỳ ấy đã tăng lên gấp đôi tương đương với số lượng tổ thu hoạch được. Thời gian ấp trứng là 15 ngày, đến ngày tuổi thứ 45 chim yến sẽ bắt đầu bay những vòng đầu tiên. Và 30 ngày sau đó chim bắt đầu tìm bạn và làm tổ”, anh Lâm cho biết. Để thuần dưỡng giống chim hoang dã này, các nhân viên của Công ty Yến Việt mỗi ngày phải ba lần “làm mẹ” mớm mồi cho chim non. Trứng kiến là một trong những thức ăn chính.

Sau một năm dồn hết tâm huyết vào nghề, anh Lâm khẳng định chuyện cho ấp nở chim yến, nuôi thuần dưỡng là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay. Với kết quả đó, công ty đang được nhiều cá nhân và doanh nghiệp ở miền Trung, miền Tây liên lạc nhờ chuyển giao công nghệ làm nhà dụ chim. Hiện tại công ty đã bắt đầu thu hoạch những tổ yến đầu tiên để giới thiệu sản phẩm đến các đối tác. Tổ yến của Yến Việt có trọng lượng sáu đến bảy tổ/100 gam so với tổ yến hoang dã từ mười đến mười hai tổ/100 gam. Giá thương phẩm tổ yến trung bình khoảng 40-50 triệu đồng/1 ki lô gam. Dự kiến hai năm tới công ty mới đưa sản phẩm ra thị trường.

“Kinh doanh đạt hiệu quả là mục tiêu cuối cùng của doanh nhân, đến khi đi vào thực tế bằng niềm đam mê tôi mới nhận ra việc bảo tồn và phát triển loài chim yến là điều cần thiết hơn. Vì chim yến có phát triển thì người nuôi mới được hưởng lợi nhiều hơn”, anh Lâm chia sẻ.

(Uyen Vien)

Công ty TNHH Yến Việt - 594 Thống Nhất, thị xã Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang