• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Mặn dâng cao, nước ngầm giảm mạnh

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 03/04/2011
Ngày cập nhật: 4/4/2011

Theo số liệu quan trắc của Bộ Tài nguyên - Môi trường thì mực nước trung bình ven biển đã tăng 3 mm/năm và đang tấn công mạnh vào đất liền, cũng là lúc tầng nước ngầm ở ĐBSCL mỗi năm giảm 3 - 4 cm. Sự chuyển biến trái ngược này đang tác động lớn đến nhiều vùng sản xuất màu, cây ăn trái và đời sống người dân trong khu vực.

Người dân đang nỗ lực bơm nước ngầm để trồng màu khi mặn uy hiếp. Ảnh: T.PHONG.

* Nước mặn lấn sâu

Ngay lúc này, ở tỉnh Bến Tre, độ mặn đo được từ 0,5 - 1,2 phần ngàn đã tấn công gần hết 52 nhà máy nước nông thôn và nội đồng. Hơn 227.000 hộ dân sống ở các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú đang phải ăn, uống bằng nước nhiễm mặn. Ông Lê Thanh Long, Cán bộ quản lý nhà máy nước tập trung tại xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú cho biết: Nước mặn đã xâm nhập vào nội đồng cả tháng qua và đang làm ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và nước sinh hoạt của toàn cư dân trong xã. Vùng Thới Thạnh không có nước ngầm, nguồn nước chính để nhà máy bơm xử lý đúng theo tiêu chuẩn nước sạch cấp cho dân được lấy từ hệ thống kênh Hương Mỹ - Vàm Đồn. Tuy nhiên, hệ thống kênh trục này chưa hoàn chỉnh nên mặn đã xâm nhập mạnh. Mặt khác, năm nay nước mặn xâm nhập sớm vào nội đồng là do một trong 3 cửa cống Cái Bần bị hư, nhưng phía đơn vị quản lý khai thác công trình thủy nông không sửa chữa kịp thời.

Thời điểm này là cao điểm mùa xâm nhập mặn, nhưng cửa cống Cái Bần chỉ được sửa chữa tạm. Bây giờ, mỗi khi đỉnh triều đầu tháng và giữa tháng dâng cao là nước mặn tha hồ theo cửa cống sửa tạm này tràn vào. Ông Trần Văn Hồng, Cán bộ quản lý cống Cái Bần cho biết: Cống Cái Bần có 3 cửa, tác dụng của cống này là ngăn mặn tiêu úng. Hiện tại, cửa số 1 đã hư và đã sửa tạm bằng cây nhưng nước mặn vẫn còn vào được. Ông Hồng khẳng định: “Tác dụng của cửa cống số 1 bây giờ là lấy nước mặn vô được nhưng không xả nước mặn ra được”. Ông Huỳnh Đông Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú khẳng định: Cây bắp lai của bà con trồng bị ảnh hưởng nước mặn, giảm năng suất cũng vì cái cống Cái Bần. Năm trước, cửa cống ngon lành, cây bắp lai xuống ruộng rất hiệu quả nên Đông xuân 2011, nông dân Thới Thạnh tranh thủ trồng 77 ha. Và đến bây giờ, bà con mới “kêu trời” vì ông quản lý khai thác công trình thủy nông làm hơn một nửa diện tích bắp lai giảm năng suất tới 30 - 40%. Bà Mười Khoái, nhà gần cống Cái Bần, ở ấp 50, xã Thới Thạnh nói: Ai đời đi sửa cửa cống ngăn mặn kiểu dã chiến bằng cây nên nước mặn vẫn tràn vào hoài. Bây giờ, ở gần cống không thể lấy nước cho bò uống, chăn nuôi heo... Nhiều mảnh đất năm trước trồng lúa, bắp được thì năm nay bỏ phơi khô vì cái cống ngăn mặn nhưng nước mặn vẫn vào”.

Hiện tại, không chỉ cư dân xã Thới Thạnh mà các xã Quới Điền, Hòa Lợi, Tân Phong... đang mong chờ đơn vị quản lý khai thác sớm khắc phục cống. Đồng thời, tỉnh tranh thủ nguồn vốn sớm hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi này là giúp dân sống chung với mặn. Ở huyện Giồng Trôm, một số xã cặp sông Hàm Luông đã bị nước mặn xâm nhập. Phía ngoài cống Sơn Đốc, xã Hưng Lễ độ mặn lên hơn 6,3 phần ngàn, cống Cái Mít hơn 3,3 phần ngàn, cầu Phước Mỹ hơn 2,4 phần ngàn. Do hệ thống đê bao, cống thủy lợi đầu mối trên địa bàn huyện chưa hoàn chỉnh nên nước mặn cũng tràn vào nội đồng. Ngành nông nghiệp Giồng Trôm dự báo mùa khô, mùa xâm nhập mặn năm nay toàn huyện sẽ có khoảng 5.000 ha đất sản xuất bị ảnh hưởng và có khả năng giảm năng suất 30 - 40%, trong đó, lúa Đông xuân khoảng 300 ha, còn lại là vườn cây ăn trái. Còn ở huyện Ba Tri, Nhà máy nước Tân Mỹ, phục vụ cho 15 xã, thị trấn cũng đã bị nhiễm mặn đến 0,5 phần ngàn, vượt tiêu chuẩn của Bộ Y tế là 0,2 phần ngàn.

Tại tỉnh Hậu Giang, nước mặn đã bắt đầu xuất hiện từ tháng 2-2011, được xem là sớm hơn so với năm trước. Ngay khi mặn xuất hiện, ngành nông nghiệp cùng các huyện, thị xã bị mặn uy hiếp hàng năm là Long Mỹ, Vị Thủy, TP. Vị Thanh đã chỉ đạo cho đắp hàng chục đập thời vụ. Đồng thời, tiến hành đóng các cống hở dọc theo tuyến đê bao Ô Môn - Xà No khi mặn xâm nhập có nồng độ từ 2 phần ngàn trở lên. Ông Lê Phước Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hậu Giang dự báo: Khi mặn xâm nhập sẽ có khoảng 12.000 ha lúa ở huyện Long Mỹ, Vị Thủy, TP. Vị Thanh sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, các huyện phải có kế hoạch lồng ghép với chiến dịch giao thông - thủy lợi mùa khô nạo vét các kênh nội đồng để chứa nước, đồng thời gia cố bờ bao để giữ nước trong đồng phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, bồi trúc lại hệ thống bờ vùng, bờ thửa để giữ nước và bơm nước tưới cho lúa. Hàng tuần, cán bộ chi cục đều có kiểm tra nồng độ mặn để thông báo cho dân, địa phương kịp thời. Đối với người dân, cần tích cực ngăn mặn, cố gắng trữ nước trong đồng để đủ nước tưới ẩm cho lúa. Tuyệt đối không cho nước bị nhiễm mặn lên đồng trong thời gian mặn xâm nhập.

Tình hình nước mặn ở Hậu Giang những ngày qua có giảm do những cơn mưa trái mùa, với độ mặn đo được từ 0,1 - 1,9 phần ngàn. Mặc dù, nồng độ mặn xâm nhập thấp nhưng Chi cục Thủy lợi Hậu Giang cũng khuyến cáo đến UBND các huyện, thị xã, thành phố không được chủ quan lơ là trong công tác phòng, chống nước mặn xâm nhập, phải hết sức cảnh giác và lưu ý để kịp thời ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Ông Lê Phước Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hậu Giang cảnh báo: Vào trung tuần tháng 4 này, nước mặn có khả năng sẽ tăng cao so với thời điểm hiện tại, nước mặn sẽ xâm nhập sâu hơn do rơi vào mùa nước kiệt. Nước mặn sẽ xâm nhập vào một số xã của huyện Vị Thủy, Long Mỹ và toàn TP. Vị Thanh nên bà con nông dân cần phải cảnh giác. Trước diễn biến phức tạp của mặn, ngành nông nghiệp đã đề nghị các địa phương thông báo cho bà con nông dân biết, có cảnh giác khi lấy nước bơm tưới vụ lúa Hè thu, nuôi trồng thủy sản, cũng như cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Trước khi lấy nước vào đồng, cần kiểm tra và tránh lúc triều cường, nước trong bất thường là biểu hiện của xâm nhập mặn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do tình trạng xâm nhập mặn gây ra...

* Nước ngầm giảm mạnh

Ở Sóc Trăng, mực nước ngầm tại huyện Vĩnh Châu giảm 3-4m trong vòng 10 năm qua. Đây là kết quả mà Sở Tài nguyên - Môi trường Sóc Trăng vừa khảo sát và là vấn đề đáng báo động và đang tác động lớn vùng trồng hành tím chủ lực của tỉnh. Ông Trạch, 85 tuổi, ấp Âu Thọ, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, canh tác 4.000 m2 đất trồng hành tím, màu các loại cho biết: “Hai năm nay, mực nước ngầm sụt giảm quá mạnh. Hiện tại, các giếng nước ngầm của bà con trong khu vực ấp này đều phải đào âm xuống dưới mặt đất từ 0,5 - 1 m để đặt máy mới bơm được nước. Ban ngày bơm nước lên rất yếu, có lúc bơm không lên, phải tranh thủ bơm ban đêm dự trữ. Nguồn nước ngầm trên vùng đất này như là nguồn nuôi sống và giúp cho hàng ngàn hộ gia đình. Bây giờ, nước ngầm đang tụt dần, bà con đang rất lo sợ sẽ thiếu nước để tưới màu. Anh Thạch Sương, ở ấp Âu Thọ, xã Vĩnh Hải chỉ chúng tôi xem cây nước âm xuống đất và ông nói: “Đã âm xuống đất như vậy, nhưng ban ngày bơm nước có lúc nước cũng không lên, phải thức 2 - 3 giờ sáng để bơm. Ở đây nhà tôi trồng 2 công hành tím, nguồn nước tưới phụ thuộc vào cây nước và phải tranh thủ ban ngày, ban đêm mới bơm đủ nước tưới. Các hộ khác cũng vậy, muốn bơm được phải hạ thấp máy xuống lòng đất khoảng 1m mới bơm được”. Ông Chiêm Cuội, cùng ấp Âu Thọ nói như đùa: “5 cây nước ngầm nhưng bơm không đủ tưới cho 9 công hành tím. Bây giờ, 5 giếng khoan không bơm được nước vào ban ngày, chỉ bơm được ban đêm”.

Kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Sóc Trăng cho thấy mực nước ngầm ở huyện Vĩnh Châu giảm 30 - 40 cm/năm. Trong thời gian qua, người dân Sóc Trăng đã khoan khoảng 60.000 cây nước, nhưng thiếu kiểm soát khiến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm rất cao. Ngoài ra, việc sử dụng lãng phí nguồn nước ngầm từ việc trữ nước nhưng không có lót cao su dưới đáy và xung quanh ao nên nước dễ rút theo ra kẽ đất. Nhiều hộ dân sau khi khoan lấy nước không có thì bỏ giếng không trám lấp đúng kỹ thuật. Ông Trần Văn Thanh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Sóc Trăng cho biết: Khai thác nước ngầm để trồng trọt là nhu cần thiết yếu của bà con Sóc Trăng. Vì vậy, Sở đã đề xuất với UBND tỉnh về các giải pháp nhằm giúp khôi phục và bảo vệ nguồn nước ngầm ở Vĩnh Châu. Trước hết, là biện pháp tuyên truyền để người dân biết nguồn tài nguyên nước ngầm là có giới hạn nên khi sử dụng phải bảo vệ thì mới hiệu quả lâu dài. Còn ngược lại sẽ dẫn đến thiếu nước ngầm vào mùa khô như hiện nay. Giải pháp sử dụng hệ thống tưới phun tự động để tiết kiệm nước ngầm là một trong những phương án tốt nhất cần nhân rộng.

H.THU - T.PHONG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang