• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng sắn

Nguồn tin: Dân Việt, 27/03/2011
Ngày cập nhật: 28/3/2011

Cây sắn (mà bà con phía Nam gọi là khoai mì) là một loại cây phổ biến. Nhưng vào thời kỳ chăn nuôi và công nghiệp phát triển, cây sắn bỗng lên ngôi, thậm chí có lúc người ta tranh giành nhau để mua sắn.

Nghĩ tới trồng sắn, ăn sắn là người ta nghĩ ngay tới người nghèo. Trước đây, điều đó là đúng. Ở những vùng khô cằn, không canh tác được cây gì thì người ta trồng sắn. Cũng chỉ có người nghèo mới ăn sắn thay cơm.

Nhưng vào thời kỳ chăn nuôi và công nghiệp phát triển, cây sắn bỗng lên ngôi, thậm chí có lúc người ta tranh giành nhau để mua sắn. Tôi đi lên Việt Bắc và Tây Bắc, bà con cho biết, đầu nậu tranh nhau mua sắn. Thế mới biết, sắn “lên ngôi” rồi.

Cây sắn có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ mà chủ yếu là Brazil và Mexico: Tổ tiên đã phát hiện ra củ sắn và đưa cây sắn về trồng để lấy lương thực. Sau này, sắn lan sang châu Phi và châu Á. Mãi tới thế kỷ 18, người Trung Quốc mới đưa sắn sang Việt Nam để trồng.

Tới nay, sắn đã có mặt ở khắp mọi nơi, diện tích tới hàng trăm nghìn ha. Nó chỉ đứng sau lúa, ngô, khoai và năng suất đạt tới 8 - 9 tấn/ha. Ngoài nhiệm vụ làm cây lương thực, sắn còn được dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất tinh bột, làm mạch nha, làm bánh, làm kẹo và nấu cồn.

Chúng ta biết rằng, sẽ đến lúc Trái Đất cạn kiệt nguồn xăng và người ta bắt đầu hướng máy móc và ôtô sử dụng cồn thay xăng. Việt Nam đã có đơn vị đang thử nghiệm. Riêng Nhà máy Bột ngọt Vedan cũng đã tiêu thụ một nguồn sắn khổng lồ cho nông dân. Họ dùng sắn để chế ra mì chính. Nói sơ qua như vậy, bà con mình cũng thấy, cây sắn càng ngày càng có vị trí quan trọng hơn.

Lâu nay, chúng ta cũng đã có nhiều nghiên cứu để cải tiến các giống sắn. Nhiều giống được nhập từ Thái Lan và Trung tâm Nghiên cứu cây có củ quốc tế. Một số giống được các nhà khoa học Việt Nam lai tạo. Bộ giống sắn rất phong phú chưa kể tới các giống địa phương.

Phổ biến hiện nay là giống KM-94. Giống này năng suất có thể đạt tới 30 - 40 tấn/ha và hàm lượng tinh bột từ 23 - 27%. Nó là giống có năng suất cao nhất. Tuy nhiên, ở KM-94, hàm lượng độc tố (Cyanua) cũng quá cao. Nó chỉ được dùng để chế biến tinh bột, nếu người và vật nuôi ăn thì có thể bị say. Đấy chính là hạn chế lớn nhất của giống KM-94.

Gần đây, chúng tôi vào Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc (đóng ở Đồng Nai) thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam và được tiếp xúc với giống sắn KM-140. Đó là giống sắn tuyệt vời.

Ở Tây Ninh, do chăm sóc tốt, giống sắn này đạt tới 50 tấn/ha. Hàm lượng Cyanuya ở KM-94 là 219 mg/kg chất khô thì ở KM-140 chỉ có 105 mg/kg chất khô, ngang với sắn nhà.

Thạc sĩ Trần Công Khanh - Phó Giám đốc Trung tâm, cho biết, bà con trong vùng đã biết tới giống sắn này của trung tâm nên tới mua ào ào, nhiều đợt cháy giống. Hiện nay, trung tâm đang tích cực tạo giống để cung cấp cho bà con trong cả nước.

Ở các vùng trồng sắn, chúng ta nên mạnh dạn thay giống KM-40 để tạo ra bước đột phá. Để hiểu rõ hơn về giống sắn này, bà con hãy liên hệ với thạc sĩ Trần Công Khanh qua điện thoại: 0918.064.926.

GS Nguyễn Lân Hùng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang