• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Những tỷ phú cắt lúa thuê

Nguồn tin: Báo An Giang, 25/03/2011
Ngày cập nhật: 28/3/2011

Cơ giới hóa đang dần chiếm ưu thế trong sản xuất nông nghiệp nên đối tượng lao động đã thay đổi, người giàu trở thành “người làm thuê” cho người nghèo. Nhiều người đi cắt thuê đã kiếm được tiền tỷ sau mỗi vụ lúa.

Ông Nguyễn Văn Hoàng (tư Hoàng), nông dân khóm Tây Khánh 4, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên (An Giang) đang sở hữu hai chiếc máy gặt đập liên hợp hiệu Kubota, trị giá xấp xỉ một tỷ đồng. Tư Hoàng cho biết, ngoài việc đầu tư mua máy gặt, tiền sắm 2 chiếc trẹt, máy nổ và phụ tùng hơn 250 triệu đồng để di chuyển máy gặt qua kênh rạch, từ đồng này sang đồng kia. Với cơ ngơi đồ sộ, vừa có máy gặt, máy cày và các phương tiện làm đất, sở hữu 24 héc-ta đất ruộng và 10 héc-ta đất thuê trồng lúa, mỗi năm có thể kiếm tiền tỷ nhưng ông vẫn nhận mình là người chuyên đi làm thuê. Tư Hoàng phân trần, sở dĩ tôi đi cắt lúa thuê bởi vì đi thuê người cắt lúa khó quá…

Máy gặt đập liên hợp do hai Tính chế tạo để đi cắt thuê.

Nhớ lại 5 năm trước, canh tác 24 héc-ta lúa ở Thoại Sơn và vùng Mỹ Hiệp Sơn (Hòn Đất, Kiên Giang). Đến vụ thu hoạch, vừa đi thuê nhân công cắt lúa, thuê máy suốt, máy kéo lúa, nhân công bốc vác… rất vất vả. Hai miếng ruộng cách nhau mấy chục cây số, sáng ở Thoại Sơn, chiều sang Hòn Đất mệt nhừ. Thuê thợ gặt chở lên tới ruộng, lúa ngã vài lỏm bằng manh chiếu, thợ gặt đòi tăng giá, bằng không sẽ bỏ… Trong khi lúa chín rục, mưa kéo dài, nước lũ lên nhanh, đứng trong mưa mà lòng nóng như lửa đốt. Lo chuyện lao động nông thôn đổ xô đến các khu công nghiệp, đến vụ thu hoạch lại khó thuê nhân công nên tôi sắm máy gặt đập liên hợp - tư Hoàng giải thích.

Có 2 máy gặt đập liên hợp, 24 héc-ta ruộng nhà của ông tư Hoàng, cắt chưa đầy ba ngày đã xong. Rồi thuê thêm 10 héc-ta nữa, chỉ trong một tuần vừa cắt, sấy khô ráo, thời gian còn lại đi cắt thuê cho bà con mần ruộng trong vùng. Vụ đông xuân, làm xong lúa nhà, hai chiếc cắt thuê được 1.800 – 2.000 công lúa, vụ hè thu và thu đông làm ít hơn, khoảng 1.500 công. Hiện nay, công cắt 170 - 200 ngàn đồng/công, tùy địa bàn. Trừ chi phí nhiên liệu, trả công tài xế điều khiển máy cắt, nhân công hứng lúa còn lãi 60%.

“Sống bằng nghề nông, nhà có 7 công ruộng nên tôi mua chiếc máy gặt đập liên hợp đi cắt thuê kiếm tiền xài. Mần kiếm sống được, mỗi vụ mua thêm một chiếc, đến nay đã tậu được 4 chiếc máy, sắm trẹt và máy nổ đẩy trẹt hơn 2,2 tỷ đồng” - nông dân hai Tùng (ấp Long Thuận, xã long Điền A, Chợ Mới) bộc bạch về nghề đi cắt lúa thuê của mình. Công suất mỗi chiếc cắt 5 - 6 héc-ta/ngày nên 4 chiếc cắt từ 20 - 25 héc-ta, xong đồng Tứ giác Long Xuyên, anh đưa máy sang vùng Đồng Tháp Mười, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đi khắp vùng ĐBSCL, nơi nào có lúa chín, anh em công nhân chở máy tới cắt thuê. Giá công cắt tùy vùng và tùy ruộng lúa ngã nhiều hay ít, từ 200 - 250 ngàn đồng/công. Đội ngũ làm công theo máy tổng cộng 16 người, tài xế điều khiển máy cắt có thu nhập 700 - 750 ngàn đồng/ngày làm việc, người hứng lúa vô bao kiếm được 300 - 350 ngàn đồng/ngày. Vụ đông xuân, đi cắt thuê khắp vùng hai tháng rưỡi, hè thu và thu đông làm khoảng tháng rưỡi, xong ba vụ lúa đã thu hồi được vốn. Chiếc máy gặt của Nhật làm việc được 5 - 6 năm nên tới đây sẽ lãi ròng. Ngoài ra, anh còn tạo công ăn việc làm cho thanh niên nông thôn, nhiều người theo anh đi làm thuê đã có cuộc sống khá hơn.

Cơ giới hóa sẽ giải quyết bài toán khó khăn do thiếu nhân công.

Tỷ phú đi cắt lúa thuê vang tiếng miền Tây là lão nông út Minh (ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành). Cùng cảnh như tư Hoàng, nhà lão Út canh tác 50 công lúa, đến vụ thu hoạch lại khó thuê nhân công. Tức mình, ông ra ngân hàng vay tiền mua 5 chiếc máy gặt đập liên hợp về đi cắt thuê cho “hả giận”. Nhưng trớ trêu, mua phải máy Trung Quốc nên thời gian đi chợ mua phụ tùng sửa chữa nhiều hơn đi cắt lúa. Làm được 2 - 3 vụ, khi máy Nhật nhập sang Việt Nam, ông nhanh tay “nẫng” về 2 chiếc cắt ngày lẫn đêm. Đến nay, ông đã sở hữu 6 chiếc máy Nhật. Út Minh tâm đắc, nhờ mua máy Nhật sớm, làm được nhiều nên đã thu hồi vốn sau 2 vụ cắt thuê.

Cùng mê nghề cắt lúa thuê, nhưng với nông dân hai Tính (ấp Tân Hiệp, xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn) lại khác. Anh mày mò chế tạo máy “Made in… Việt Nam” để vừa bán kiếm tiền xài, vừa sử dụng đi cắt thuê. Hết mùa thu hoạch lúa, anh cùng đội ngũ thợ gặt bắt tay vào việc chế tạo máy gặt đập liên hợp. Hai Tính nhẩm tính: 7 năm qua, ngoài chế tạo 10 chiếc (bán 7 chiếc, còn 3 chiếc để xài), đã sửa chữa, cải tạo gần 100 chiếc máy gặt đập liên hợp Trung Quốc cho nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh. Anh so sánh, thay vì mua chiếc máy gặt đập liên hợp của Trung Quốc xấp xỉ 200 triệu đồng, số tiền này mua thiết bị và máy móc chế tạo được 2 chiếc. Bản thân máy Trung Quốc mua về phải cải tiến mới hoạt động được, còn máy do anh chế tạo đã được loại bỏ những nhược điểm của máy “China”.

Khi chúng tôi liên hệ với anh để thực hiện bài viết này thì hai Tính báo tin vui: “Tôi vừa nghiên cứu, chế tạo xong một phiên bản mới có tính năng, chất lượng, công suất… hoạt động tương đương với máy Nhật nhưng giá thành chỉ bằng 1/3”. Niềm vui của anh cũng là niềm vui chung của nhiều nông dân đang mơ sở hữu một chiếc máy gặt chất lượng với giá vừa túi tiền.

HÒA BÌNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang