• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phụ nữ nông thôn Trung Quốc, bốn năm sau WTO

Nguồn tin: TTCT, 9/06/2006
Ngày cập nhật: 11/6/2006

Phát triển nông thôn không phải việc đơn giản. Người phụ nữ ở vùng quê vẫn phải lam lũ và vất vả cả về thể xác lẫn tinh thần.

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (TQ) lần 16 đã chủ trương đại khai phá miền tây, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nền kinh tế nông nghiệp tại những khu vực này. Việc này không đơn giản. Người phụ nữ ở nhiều vùng quê, đặc biệt là phía tây, vẫn phải lam lũ và vất vả cả về thể xác lẫn tinh thần.

Cuộc sống nơi nông thôn hẻo lánh không cho phép người phụ nữ nuôi dưỡng ước mơ đi học. Định kiến bao đời nay đã xếp họ vào vòng luẩn quẩn của công việc nhà và chuyện đồng áng, kiếm thu nhập phụ giúp gia đình để nhường quyền được đến trường cho anh em trai của họ. Phụ nữ ở nông thôn là người chỉ được ăn ở xó bếp khi nhà có khách. Không phương tiện thông tin, không báo chí, họ sống nép mình trong thế giới nhỏ bé. Thậm chí nếu có nhen nhóm ý nghĩ nào đó muốn tìm hiểu cuộc sống bên ngoài thì cũng dễ bị khói bếp cay xè làm cho lu mờ đi.

Bốn năm kể từ khi TQ được gia nhập WTO, nhiều người nông dân vẫn chưa thấy niềm vui đến từ nền kinh tế phát triển. Kinh tế nông nghiệp tại những vùng kém phát triển càng gặp nhiều trắc trở. Lấy Tân Cương làm ví dụ. Cuối những năm 1950, nông nghiệp vùng này còn lạc hậu kiểu “công xã nhân dân” với trình độ sản xuất thấp, làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu và làm riêng lẻ không theo đơn vị và qui trình. Cuộc cách mạng văn hóa đẩy lùi nông nghiệp thêm một bước. Từ năm 1984, chính sách khoán trong nông nghiệp đưa ruộng đất đến từng hộ cá thể đã giúp sản lượng nông nghiệp TQ phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên, đến gần năm 1990, việc định kỳ “điều chỉnh lại”, nhằm mục đích bảo đảm công bằng sử dụng đất công cho mỗi hộ gia đình, đã khiến một số người hầu như mất trắng những lô đất họ dày công trồng trọt và cày cấy, một khi cán bộ xã nắm quyền sinh sát trong việc quyết định hộ gia đình nào được tiếp tục canh tác trên những lô đất cũ, hoặc phải nhận những lô đất mới hoàn toàn để cày cấy. Dĩ nhiên, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nông nghiệp của người nông dân, mà phụ nữ là những người đầu tiên lãnh chịu hậu quả từ cuộc sống đã nghèo vẫn lại hoàn nghèo.

Những năm gần đây, lực lượng sản xuất chính tại nông thôn TQ là nữ giới, trong khi ở quốc gia này dân số nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng đất chật người đông, diện tích đất canh tác thiếu nhiều so với số người làm công, nên phần lớn thanh niên ở nông thôn muốn ra ngoài vùng tìm việc.

Khi không có chồng ở bên cạnh, người phụ nữ phải cáng đáng hết mọi việc trong gia đình cũng như việc đồng áng, sản xuất. Nhiều khó khăn cũng từ đó nảy sinh: cường độ lao động cao cùng với áp lực tinh thần đè nặng lên đôi vai của họ. Ngày ngày làm lụng vất vả, việc nặng nhọc đến đâu cũng phải tự mình đương đầu đã rèn cho họ một khả năng chịu đựng dẻo dai trong công việc. Nhưng bên cạnh đó, điều làm họ sợ hãi, lãnh cảm và không ngừng lo lắng lại chính là sự cô đơn, lạnh lẽo, thiếu vắng bóng dáng người đàn ông trong gia đình.

Chỉ tính riêng ở huyện tự trị Tử Vân thuộc tỉnh Quí Châu, năm 2005 vừa qua, số hộ gia đình có chồng ra ngoại thành làm việc chiếm hơn 200 trong tổng số 489 hộ của thị trấn Thủy Đường. Hoàn cảnh của những người phụ nữ này vô cùng khó khăn với số tiền ít ỏi chồng gửi về mỗi tháng từ 200-300 tệ (khoảng 400.000-600.000 đồng). Ở các vùng nông thôn tỉnh khác cũng vậy, sự thiếu vắng này cũng gây ra nhiều mối lo ngại cho người phụ nữ. Biết trong thôn vắng đàn ông, trộm cắp và lưu manh xuất hiện. Không thường liên lạc (chồng đi làm xa một năm mới về một lần) đã khiến quan hệ vợ chồng rạn nứt, đổ vỡ hôn nhân là một kết cục tất yếu.

Cuộc sống khó khăn khiến nhiều phụ nữ nông thôn muốn tìm đến cái chết. Theo số liệu ngày 20-11-2003 của Tân Hoa xã, trong 280.000 trường hợp chết vì tự tử, có đến hơn 150.000 trường hợp là phụ nữ. Phát biểu tại một hội thảo quốc tế, bà Ngô Học Hoa - cán bộ cấp cao trong Hội Liên hiệp phụ nữ TQ - cho biết: “30% là con số quá lớn về tỉ lệ những phụ nữ trẻ nông thôn tìm đến cái chết. Từ các cuộc điều tra cho thấy nguyên nhân là do họ cảm thấy cuộc sống dường như không có lối thoát, mọi thứ trở nên bế tắc, niềm vui sống mất đi nên tự tử là giải pháp duy nhất”.

Hiện nay, TQ đang thực hiện nhiều chính sách mới đối với nông dân, đặc biệt là người phụ nữ. Trong đó, năm mục tiêu xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa: phát triển sản xuất, mở rộng cuộc sống, làm văn minh vùng quê, chỉnh tề bộ mặt nông thôn và thực hiện dân chủ trong quản lý đang trên đà thực thi. Hội Liên hiệp phụ nữ mở nhiều chiến dịch giáo dục, mang trình độ sản xuất và kỹ năng lao động đến tận mỗi vùng quê.

Bằng nhiều cách, chính phủ muốn đời sống của người phụ nữ nông thôn được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Các tổ chức từ thiện thuộc nhà nước như Hội từ thiện Cơ Kim đã thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho phụ nữ khó khăn ở những vùng sâu, vùng xa và vùng đồi núi. Hoạt động từ thiện này giúp bảo vệ sức khỏe và khả năng lao động cho đối tượng sản xuất chủ yếu của nông nghiệp hiện nay.

Điều đáng mừng tồn tại bên cạnh những vất vả, khổ cực của người phụ nữ ở thôn quê là tư tưởng họ đang dần mở rộng, có xu hướng không đi chệch ra ngoài quĩ đạo hiện đại hóa. Họ thật sự đã có nhiều đổi mới, biết tích cực tiếp thu và học hỏi những điều hay. Qua chính sách nâng cao tri thức và khuyến khích người phụ nữ làm giàu, Chính phủ TQ đã có bước tiếp cận gần hơn với ước mơ vươn lên của người phụ nữ nông thôn. Có thể thấy một tương lai tốt đẹp và tươi sáng hơn cho những thân phận cơ cực này đang được chờ đợi ở phía trước.

THỂ HÀ - THỂ KHANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang