• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Mùa điều Bảy Núi

Nguồn tin: Báo An Giang, 24/03/2011
Ngày cập nhật: 25/3/2011

Điều được xem là loài cây dễ trồng, rất thích hợp với đồng bằng và vùng đồi đất dốc ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang). Song, do nhiều yếu tố tác động, vị thế cây điều cũng lung lay, điệp khúc “được giá mất mùa” diễn ra liên tiếp khiến nông dân bị chao đảo; rồi đến khi giá cả nhích lên, nhiều người lại không có hạt để bán như hiện nay.

Sở hữu 5 công điều ven triền đồi Tà Pạ, ông Nguyễn Văn Đê (ấp Tô Hạ, xã Núi Tô, Tri Tôn) cho biết, mấy năm trước “bán mão” cho người ta trông coi và thu hoạch hạt; có khi được bảy, tám trăm ngàn đồng; lắm lúc cũng lên tới cả triệu, nhưng rất ít năm được như vậy. “Năm nay, không bán điều lá nữa, gia đình đứng ra chăm sóc, xem thử hiệu quả đích thực của nó như thế nào. Ai cũng nói trồng điều không hiệu quả, cả nhà muốn cải tạo vườn mà còn đang do dự” - ông Đê nói. Rằm tháng hai âm lịch vừa rồi, vườn điều của ông bắt đầu cho thu hoạch, giá nhảy vọt lên tới 18.000 đ/kg, cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái; thấy ham quá nhưng trái thưa thớt, cứ chín lai rai, hạt lại ít. Đây là giống điều bản địa, trồng từ mấy chục năm nay. Tương tự, sát bên ấp Ninh Thạnh, xã An Tức, ông Đê còn hơn 7 công điều cũng đang cho thu hoạch.

Nông dân trồng điều phấn khởi với giá bán vụ mùa năm 2011.

Theo anh Lý Văn Tâm, Trưởng trạm Kiểm lâm An Tức (Tịnh Biên) cho hay, vách đồi Tà Pạ hiện còn hơn 150 héc-ta điều, với 2 loại giống do Kiểm lâm cung cấp và của người dân tự trồng, mà phần lớn là giống cao sản và điều Ấn Độ. “Thời tiết diễn biến bất thường đã tác động mạnh đến cây điều, nhất là lúc ra hoa và kết trái. Mưa quá thì bị thối bông, nắng hạn gay gắt bông cũng bị khô héo” - anh Tâm kể. Những năm khởi điểm trồng rừng, vách đồi Tà Pạ kéo dài từ thị trấn Tri Tôn đến ranh 2 xã Núi Tô và An Tức, toàn là cây điều trồng xen với cây xoài và cây lâu năm (sao, dầu) theo thiết kế của ngành Kiểm lâm An Giang, cảnh quan nơi đây sẽ rất hấp dẫn và bắt mắt du khách trên đường tham quan đồi Tức Dụp. Song, qua mấy mùa thất bát, giá cả bếp bênh, cây điều ở đây lần hồi nhường chân lại cho cây tầm vông.

Cây điều xuất hiện sớm trên vùng Bảy Núi và bám rễ khá lâu ở đây, do thích hợp với thổ nhưỡng, ít tốn công chăm sóc, thời vụ thu hoạch kéo dài từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch, mà không cần kích thích ra hoa như điều ở miền Đông. Do vậy, xung quanh triền đồi, vách núi khu vực Cô Tô, Núi Tô, Lương Phi, thị trấn Ba Chúc... (huyện Tri Tôn) và An Phú, An Hảo, Thới Sơn... có hàng ngàn héc-ta điều chuyên canh và xen canh dưới tán cây rừng. Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Tri Tôn bảo rằng, 3 - 4 năm trước, huyện đã phối hợp với Công ty TNHH Nông Gia II cung cấp hàng chục ngàn cây giống cao sản và điều Ấn Độ, kịp thời đáp ứng nhu cầu phục hồi cây điều Bảy Núi. Ngoài ra, hàng năm, 2 Hạt Kiểm lâm Tri Tôn và Tịnh Biên còn cung cấp giống điều tốt, để trồng cây tra dặm bước 2 và xen với cây rừng.

Hôm trở lại thăm miếng vườn điều của ông Huỳnh Linh Hải, được cư dân xứ núi suy tôn là “vua trồng điều vùng Bảy Núi” hiện ở ấp Phú Hòa, xã An Phú, huyện Tịnh Biên. Cả nhà vui mừng báo tin, giống cao sản và điều Ấn Độ giá 28.000 đ/kg, còn giống điều bản địa cũng được 22.000 đ/kg, tính trung bình thì tăng gấp 2,5 đến 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và cao nhất từ trước đến nay. Chia sẻ thông tin này, chúng tôi hỏi: “Sao bên cánh Tà Pạ, Ba Chúc, Lương Phi... nghe bà con nói chỉ có 18.000 - 20.000 đ/kg”. Ông Huỳnh Linh Hải giải thích, có thể là do giống điều bản địa và thu hoạch hạt non già lộn xộn, chất lượng kém nên giá cả thấp. “Hạt điều của tôi bán ra không chê chỗ nào được, đại lý rất khoái vì chất lượng tốt và khỏi tốn công phơi lại. Do vậy, giá cả lúc nào cũng cao hơn, vả lại làm ăn lớn mình không sợ ép giá nữa” - ông Hải tự tin.

Gia đình ông Huỳnh Linh Hải đang trồng được khoảng 20 công điều Ấn Độ và cao sản, hơn 40 công điều bản địa, năng suất vụ mùa năm 2011 này ước đạt từ 1,5 đến 2 tấn/héc-ta. Hàng năm, ông cung ứng giống cao sản và điều Ấn Độ cho ngành Kiểm lâm khoảng 1.000 kg hạt, để gieo ươm và cấp lại cho người trồng rừng; còn nông dân quanh vùng cũng đến chia sẻ vài trăm ký hạt về làm giống, khôi phục vườn điều xứ núi để cho năng suất tốt và hiệu quả kinh tế cao hơn. “Với diễn biến của thời tiết hiện nay, khả năng mùa điều 2011 sẽ cho năng suất tốt hơn năm ngoái, kích thích nông dân quay trở lại với cây điều” - ông Huỳnh Linh Hải kỳ vọng.

TRỌNG ÂN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang