• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tiền Giang: Xóm trồng nấm rơm

Nguồn tin: Tiền Giang, 23/03/2011
Ngày cập nhật: 24/3/2011

Hiện nay, nông dân tận dụng rơm sau khi thu hoạch lúa để làm nấm đang phát triển mạnh. Cách thức trồng nấm rơm cũng khá đơn giản, không cần diện tích đất lớn. Nhà nông có thể tận dụng những mảnh đất "đầu thừa đuôi thẹo" là có thể chất vồng làm nấm. Ở ấp Thạnh Hòa Tây, xã Thạnh Trị (huyện Gò Công Tây - Tiền Giang) xuất hiện hàng chục hộ trồng nấm rơm từ nhiều năm nay, cho thu nhập cao từ cái nghề "làm chơi ăn thiệt" này.

Thu hoạch nấm rơm.

Từ khi ủ rơm, đánh vồng, bỏ meo cho đến lúc nấm ra, khoảng 15 ngày, thời gian nấm cho thu hoạch khoảng 15 - 20 ngày. Giá nấm rơm hiện nay dao động ở mức cao từ 30.000 - 35.000 đồng/kg. Trồng nấm rơm tuy cần công lao động vào giai đoạn đầu, nhưng thời gian thu hoạch ngắn, chi phí thấp. Lúc đầu, tại ấp Thạnh Hoà Tây, xã Thạnh Trị (Gò Công Tây) chỉ có vài hộ nông dân tận dụng nguồn rơm sẵn có sau thu hoạch trồng nấm. Hiện nay, ở ấp này đã phát triển hàng chục hộ trồng nấm rơm kéo dài trong xóm dân cư dọc theo con kinh N8. Anh Nguyễn Văn Châu (Sáu Châu), người có hơn chục năm theo nghề trồng nấm cho biết: chất lượng meo tốt, kỹ thuật canh tác đảm bảo là yếu tố quan trọng cho sự thành công. Chất rơm thành vồng đường kính 20 - 30 cm, sau đó ém rơm xung quanh gọn gàng, tưới nước và rải meo, sau đó đậy một lớp rơm nữa để phủ lên trên lớp meo dày khoảng 15 cm (mùa mưa có thể đậy dầy hơn). Một bịch meo có thể rải được từ 3 - 4 mét mô. Khi trồng nấm, cần chú ý một số điểm sau:

Thời vụ: Nấm rơm có thể trồng quanh năm, nhưng để đạt năng suất cao và thuận lợi thì ngay khi thu hoạch lúa đông xuân đến giữa mùa mưa khi lượng rơm nhiều và rẻ, nên tiến hành trồng nấm. Khi mua meo, cần chú ý những bịch meo trắng đều từ trên xuống, không mua những bịch meo bị nhiễm nấm mốc, có màu đen hay đốm vàng.

Tưới nước: Nấm cần được trồng ở nơi cao ráo, gần sông, kinh rạch để thuận tiện cho việc tưới nước và thoát nước nhanh, tuyệt đối không để nước ngập lên mô nấm. Thời tiết khô thì tưới nước liên tục trong tuần đầu, mỗi ngày một lần để rơm luôn ẩm cho nấm phát triển. Nên tưới vào buổi chiều mát.

Phun thuốc: Nấm rơm hay bị nhiễm nấm mốc, nấm mốc xanh, mốc cam, nấm dại. Phải xử lý bằng thuốc tím, nặng phải dùng Bennomyl, Zineb, Validacin. Ngoài ra, còn có các côn trùng phá nấm như ruồi, mạt gà, bọ nhảy, cuốn chiếu, kiến, gián; chọn loại thuốc mau phân hủy như Sumithion để tránh độc hại, và chỉ sử dụng một lần trước khi rải meo. Khi nấm đã tạo hình thì phun các loại thuốc kích thích sinh trưởng như Komix, Mimix, Atonic, Bioted...

Thu hoạch: Sau khi trồng khoảng 10 - 15 ngày, tiến hành kiểm tra kích thước của nấm, nếu đủ cỡ thì thu hoạch. Khi thu hoạch cần dỡ rơm từ từ, không bới lung tung. Nhặt những tai nấm đạt kích thước, nấm nhỏ để lại, phủ rơm như cũ và tưới tiếp để thu hoạch đợt sau. Thường nấm đạt năng suất khi thu hoạch 1,5 kg nấm tươi/1 mét liếp nấm. Theo tính toán của anh Sáu Châu, chỉ cần bỏ ra 1 triệu đồng, có thể thu lãi khoảng 9 - 10 triệu đồng. Từ nhiều năm nay, nghề trồng nấm của gia đình anh ít khi bị thất bại. Do trồng nấm lâu năm và cho hiệu quả cao, nên nhiều bà con ở xã Thạnh Trị quen gọi anh là anh "Sáu nấm".

Nhiều hộ khác như anh Võ Duy Tiên, chị Trần Thị Thu, Trần Thị Tiên... cùng ấp cho biết, trồng nấm rơm không cực nhọc lắm, chỉ tốn công chứ tiền đầu tư không bao nhiêu. Khi thu hoạch, lãi gấp nhiều lần trồng lúa. Một vài hộ ít đất chỉ có vài chục vồng nấm cũng thu bạc triệu hàng tháng. Nhờ cách làm dễ dàng, đầu ra cũng tương đối ổn định nên nhiều người trồng nấm không chỉ để bán trong xã mà còn trồng với quy mô lớn bán cho các mối mua gom ở các chợ. Anh Sáu Châu cho biết thêm: "Hiện tại, nấm rơm rất đắt hàng, nếu người dân biết nhân rộng mô hình này, chắc chắn sẽ cho thu nhập rất cao. Những nơi làm lúa có nguồn rơm dồi dào sẽ đáp ứng rất tốt cho nhu cầu làm nấm". Tuy nhiên, nhiều người trồng nấm lâu năm cũng khuyến khích, khi thực hiện trồng nấm không nên trồng nhiều vụ trên phần rơm đã dùng. Chỉ nên trồng một vụ duy nhất, nếu muốn trồng lại vụ hai thì phải ủ lại rơm, lên vồng lại. Phần rơm sau khi trồng nấm xong thải ra, dùng để trồng màu sẽ rất tốt. Trước đây khi thu hoạch lúa xong thì nhiều người vứt rơm xuống kinh, rạch vừa làm ô nhiễm nguồn nước lại vừa làm tắt nghẽn dòng kinh. Nhưng giờ đây, tình trạng bỏ rơm bừa bãi không còn nữa mà được bà con nông dân tận dụng vào việc trồng nấm để tăng thêm thu nhập.

"Nghề trồng nấm rơm những năm qua ở xã Thạnh Trị đã góp phần cải thiện đáng kể thu nhập của người dân. Câu lạc bộ Khuyến nông đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, chuyển giao kỹ thuật trồng nấm ở đây. Hiện nay, một số bà con ở nông thôn, nhất là những vùng sản xuất lúa đang có thu nhập cao từ mô hình này. Nếu phát huy tốt cách làm, ứng dụng kỹ thuật mới thì đây sẽ là một trong những mô hình xóa nghèo hiệu quả. Đặc biệt đối với những nông dân cần cù, chịu khó, từ mô hình này có thể làm giàu. Hy vọng, mô hình này sẽ sớm được bà con nhân rộng và phát triển để vừa tận dụng được rơm sau thu hoạch vừa tăng thêm thu nhập", ông Lê Ngọc Mới - Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Trị, cho biết.

Kiều Tước Nguyên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang