• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cuốn theo chiều... giá: Bi kịch ly hương...

Nguồn tin: BCT, 9/6/2006
Ngày cập nhật: 9/6/2006

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 10 năm qua (1995- 2005), giá các loại mặt hàng thiết yếu tăng gần 57%, giá các mặt hàng nông sản tăng chưa tới 7%. Liệu người nông dân có trụ nổi với ruộng đồng? Câu hỏi này luôn day dứt đối với những ai quan tâm đến đời sống của người nông dân. Giá phân bón, giá các loại nông dược liên tục tăng, trong khi thiên tai, dịch bệnh… ngày càng diễn biến phức tạp. Thời gian qua, tuy trên thị trường, giá cả các loại hàng hóa nông sản có tăng, nhưng mức tăng đó không đủ để bù đắp lại những khoản chi phí tăng vọt trong quá trình sản xuất. Đời sống của nhiều nông hộ vốn đã khó nay lại càng khó hơn.

“Lấy công”có còn “lời”?

Suốt những năm tháng tuổi thơ và trưởng thành của ông Trương Văn Khương, ở tổ 10, khu vực Bình Phó B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đã gắn liền với cây lúa, cây cam ở vùng này. Vậy mà, ở cái tuổi 50 ông rất lúng túng khi đứng trước quyết định mình phải làm gì để kiếm thu nhập trên phần đất thuộc quyền sử dụng của gia đình. Ông nói: “Tôi là nông dân đâu ngại chuyện cực khổ. Nhưng đụng tới cái gì cứ thấy lỗ, riết làm sao chịu thấu!”.

Trước đây, ông Khương cũng có một thời “vinh quang” ở khu vực Bình Phó B này. Bởi 6 công trồng cam, rồi 10 công đất chuyên lúa, cuối những năm 1980, mang về thu nhập cho gia đình ông hàng chục triệu đồng/năm. Chi xài trong gia đình, có đồng tiền tích cóp, vợ chồng ông cất được ngôi nhà tường 2 gian, khang trang nhất- nhì xóm. Vậy mà, hôm nay, ngôi nhà của ông đang trong tình trạng xuống cấp. Những tấm trần nhà bắt đầu sụp sệ, nhiều nơi đã bị mục nát rơi xuống để lộ mái tôn đã ngả màu. Nhà bị sụp, lún; tường bị rong rêu đóng vàng úa, loang lổ. Tất cả bắt đầu từ khi cây cam bị bệnh vàng lá greening không có thuốc trị. Rồi đến cây chanh, giá cả sau nhiều năm liên tục bấp bênh làm cho ông Khương bị lỗ nặng. 10 công đất trồng lúa, lúc bấy giờ vừa lo chuyện ăn, uống, chi tiêu trong gia đình, cộng thêm tiền lãi từ việc làm nghề “hàng sáo” của vợ ông đều đầu tư vào vườn cam, vườn chanh cứ như đem… “đổ sông, đổ biển”. Cật lực làm ăn, dầm mưa dãi nắng lo cho con ăn học nhưng tuổi già, sức yếu, ông Khương đổ bệnh. Thế là, vợ ông phải nghỉ làm ở nhà nấu rượu, nuôi heo, nuôi gà… lo cuộc sống gia đình. Vậy mà, khi mới “vẫy” được nợ nần, con cái đến tuổi lo chuyện tư riêng, thì gia đình ông Khương lại rơi vào hoàn cảnh “trớ trêu”. Hết dịch cúm gia cầm, rồi đến thời tiết xấu, ruộng lúa bị ốc bươu vàng tấn công… cuộc sống của gia đình ông càng khó khăn hơn. Chưa dừng lại ở đó, khi 20 con heo thịt của gia đình gần vào thời điểm xuất chuồng thì bắt đầu xuất hiện dịch lở mồm, long móng.

Hướng dẫn phóng viên tham quan đàn heo, vợ ông Khương than: “Gần một tuần rồi, tôi chỉ cho bọn nó ăn cầm chừng. Sợ heo vượt 120kg là thương lái không chịu mua. Chú coi đó, heo hơi trên ti-vi kêu giá trên dưới 13.500 đồng/kg, nhưng đứa em trong xóm mới bán ngày hôm qua chỉ có 12.000 đồng/kg. Lấy tiền về rồi, nó thanh toán nợ tiền tấm, cám… chỉ còn dư vài chục ngàn đồng”. Nén tiếng thở dài, bà Khương nói tiếp: “Hai vợ chồng tính toán nhiều lắm nhưng hiện tại cũng không biết nên trồng cây gì, nuôi con gì”. Nghe vợ ông Khương nói vậy, tôi không khỏi xót xa cho nhiều nông dân ở vùng châu thổ Cửu Long này. Trong bối cảnh dịch bệnh, thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là trong tình hình giá cả leo thang như hiện nay, đâu là giải pháp cho việc ổn định cuộc sống của người nông dân?

Mới đây, nghe một cán bộ của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng: Từ năm 2004 đến năm 2005, giá lúa tăng từ 1.900 đồng/kg lên 2.300 đồng/kg, tức tăng khoảng 20%. Đặc biệt, từ năm 2005 đến nay, giá lúa lên xuống bất thường. Trong khi đó, từ năm 2004 đến năm 2005, giá phân u-rê tăng từ 1.600 lên 3.400 đ/kg, tăng hơn 100%, vào thời điểm này giá phân u-rê đã lên trên 4.800 đồng/kg. Nếu tính thêm những chi phí đầu vào khác như xăng dầu, thuốc nông dược, công cán... mỗi công ruộng, nông dân phải chi thêm trên 700.000 đồng. Mới nghe tính sơ sơ một khía cạnh nhỏ của việc sản xuất nông nghiệp thôi, tôi cũng đã cảm thấy “sợ làm nông nghiệp”. Bởi ngoài những vấn đề trên, người nông dân còn phải chịu nhiều áp lực khác của tình trạng giá cả các loại hàng hóa tiêu dùng liên tục tăng lên, nhất là các chi phí về y tế, giáo dục và tiêu dùng. Ông Đoàn Bút Mực, Chủ tịch UBND xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ nhận định: “Giá cả hàng hóa nông sản không tăng theo kịp giá các mặt hàng khác trên thị trường. Trong khi đó, người nông dân vẫn sản xuất trên cùng một diện tích đất mà nhu cầu tiêu dùng thì ngày càng tăng… Điều tôi băn khoăn, giờ đây nhiều thanh niên nông thôn không còn mặn mà đến chuyện vườn, chuyện ruộng nữa”.

Nghề nông, nghề cá đều khốn khó!

Băn khoăn của ông Đoàn Bút Mực đang là thực trạng ở ĐBSCL từ nhiều năm nay. Dù chưa có số liệu thống kê chính thức, song hàng năm, cứ vào mùa thu hoạch lúa, mía… ĐBSCL thiếu trầm trọng nguồn lao động nông nghiệp. Bởi như ví dụ của Kỹ sư Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng: “Một hộ dân nông thôn 6 người với 1ha đất trồng lúa. Mỗi năm làm 3 vụ, năng suất bình quân đạt 5 tấn/ha. Cho giá bán lúa khoảng 2.350 đồng thì hàng năm hộ này thu được 35,25 triệu đồng, trừ khoảng 60% chi phí/ha/năm. Như vậy, hộ này thu được 21,15 triệu đồng/năm, tức 3,525 triệu đồng/người/năm và chưa được 300.000 đồng/người/tháng. Nguồn thu này thấp hơn nhiều khi lao động nông thôn làm việc tại các nhà máy chế biến, ở các khu chế xuất, khu công nghiệp…”.

Còn nhớ, trong chuyến công tác tại Sóc Trăng, đúng vào dịp thu hoạch vụ đông xuân 2005-2006, tôi gặp được lão nông Hồ Ly, ấp Tá Biên, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú. Ông cho cho biết: “Tôi có 3 thằng con trai. Năm ngoái cưới vợ cho thằng con lớn. Tụi nó đi làm xí nghiệp trên thành phố hơn 2 năm rồi. Thằng lớn thỉnh thoảng có về nhà thăm vợ, thăm con. Mấy thằng kia chỉ về vào dịp lễ, tết. Nhà chỉ có 4 công đất ruộng, chi phí sản xuất ngày một tăng, giá lúa lại bấp bênh. Nếu để chúng nó bám riết ở vùng này làm sao sống nổi. Cứ vào vụ thu hoạch, nhiều nông dân nơi đây tụ họp lại, làm vần công với nhau. Có như vậy thì mới mong thu hoạch kịp”. Đã gần 70 tuổi rồi, hàng ngày ông vẫn bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để tìm kế sinh nhai. Và càng chạnh lòng hơn khi lão nông Hồ Ly kể, ở xóm này chỉ trên dưới 20 nóc gia, vậy mà chuyện trồng lúa, làm nấm rơm… đều do thế hệ già. Bởi đám thanh niên đã ùn ùn kéo nhau lên thành phố tìm “miền đất hứa”.

…Từ xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, qua đò Cầu Nhiếm, tôi men theo con lộ giao thông nông thôn để tìm nhà ông Lê Viết Thọ (Hai Thọ) ở ấp Trường Tây. Từng có cơ ngơi khá vững, lẽ ra ông Hai Thọ 67 tuổi đã có cuộc sống khá giả ở vùng quê này. Vậy mà, giờ đây, gia đình ông thuộc diện… nghèo có sổ. Ngôi nhà lót gạch tàu, vách tường trước xây gạch, chưa tô xi măng nhưng đã đưa vào sử dụng. Bên trong ngôi nhà chỉ vỏn vẹn có chiếc bàn dài bằng gỗ, bộ ván ngựa, vài chiếc ghế nhựa và chiếc ti-vi trắng đen hiệu Viettronic cũ kỹ. Đây là ngôi nhà tình thương của địa phương cất tặng gia đình ông vào năm 2000.

Số liệu thống kê từ UBND TP Cần Thơ, đầu năm 2006, trong tổng số 245.415 hộ toàn TP thì có 20.359 hộ nghèo và trên 27.860 hộ cận nghèo; còn ở Sóc Trăng thì có trên 76.200/267.380 hộ thuộc diện nghèo theo tiêu chí mới. Phần lớn các hộ này sống ở vùng nông thôn, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp. Và theo số liệu của tổng Cục Thống kê, trong 10 năm qua (1995 –2005), giá các loại mặt hàng thiết yếu tăng gần 57%, khi đó giá các mặt hàng nông sản tăng chưa tới 7%.

Ông Hai Thọ kể: “Tôi có 7 người con, 6 trai và 1 đứa con gái. Thằng thứ tư chẳng may bị bệnh, tiền chữa chạy thuốc ngốn hơn 10 triệu đồng. Lúc đó, vợ chồng còn sức khỏe, giá cả chưa cao như bây giờ nên mới có khả năng chữa trị. Con gái Út tôi bị tim bẩm sinh, nhiều lần chữa trị, cả chục triệu đồng rồi nhưng vẫn chưa khỏi. Vườn ngày trước trồng cam quýt không hiệu quả đành bán cho người ta, lúa thì giá cả bấp bênh, nhiều lúc còn thất mùa, phần thì bán, phần thì cố mất rồi. Vậy mà bây giờ còn mang nợ”. Hơn 6 năm nay, vợ ông đã đi làm thuê tận Vũng Tàu để dành dụm tiền tiếp tục trả nợ. 4 con trai lớn thì lên TP Hồ Chí Minh làm công nhân xí nghiệp, nhưng nghe đâu cuộc sống cũng chỉ đắp đổi qua ngày. Giờ đây, cuộc sống của ông Hai Thọ và hai đứa con (đứa con trai 17 tuổi, đứa con gái Út 8 tuổi) nhờ vào 30 giạ lúa có được từ phần đất cầm cố. Tiền chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày thì nhờ “ai kêu gì làm nấy” hoặc nhờ vài trăm ngàn đồng mà thi thoảng mấy thằng con trai về nhà cho ông. “Tôi chỉ mong, các con tôi có công ăn việc làm ổn định. Không làm nông dân để rồi nghèo, túng quẫn như cha mẹ chúng” – ông thở dài.

Trong lúc tôi thực hiện bài viết này, thì được tin của một đồng nghiệp ở Cà Mau: Gần 300 tàu đánh cá của ngư dân ở vùng này phải nằm bờ vì không có chi phí ra khơi. Hàng trăm ngư dân ở các vùng biển Sóc Trăng, Kiên Giang cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự. Tôi chợt nhớ giọng nói buồn của bà Nguyễn Thị Nguyệt, ở xã Trung Bình, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, hôm tôi gặp bà tại Cảng Trần Đề trước lúc ra khơi: “Chú thấy đó, xăng dầu, các mặt hàng thiết yếu đi biển, chi phí mướn “bạn” đi… đều tăng hơn 2 lần so với năm ngoái. Vậy mà ngư trường thì ngày càng cạn kiệt, giá cả các mặt hàng thủy sản chỉ tăng chút ít so với trước đây. Chuyến đi vừa rồi tôi lỗ hơn 10 triệu đồng”. Bà Nguyệt im lặng, gió từ ngoài biển thổi vào tai ào ào, nhưng tôi vẫn nghe rõ tiếng thở dài trước khi bà quay lưng. Đó là vào trung tuần tháng 5. Không biết kết quả của chuyến ra khơi mới của bà Nguyệt như thế nào. Song, không chỉ riêng bà Nguyệt, ngư dân vùng ĐBSCL vẫn còn tiếp tục nặng gánh trước tình hình giá cả biến động như hiện nay.

Thanh Long

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang