• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Yên Cư (Bắc Kạn): Trăn trở đầu ra cho cây chè Tuyết shan

Nguồn tin: Báo Bắc Kạn, 22/03/2011
Ngày cập nhật: 23/3/2011

Được xác định là một trong những cây trồng tiềm năng của vùng, đồng thời còn nằm trong cơ cấu kinh tế vùng phía Đông huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), cây chè Tuyết shan Yên Cư nói riêng và các xã lân cận nói chung đến nay vẫn không phát huy được thế mạnh do khó khăn về đầu ra, nhiều diện tích đã trở nên hoang hoá.

Tìm hiểu về cây chè tuyết, sản phẩm được xem là đặc sản của tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi đã tìm tới thôn Thái Lạo xã Yên Cư (Chợ Mới), nơi có diện tích chè Tuyết shan lớn nhất xã với khoảng 50 ha. Thôn có địa hình trên cao, về mùa đông thường rét, gió hơn những vùng khác nên rất thích hợp với sự thích nghi của giống chè tuyết. Chính vì điều kiện thuận lợi như vậy nên mấy năm trước đây Yên Cư đã được các chương trình, dự án phát triển kinh tế của Nhà nước đầu tư diện tích chè khá lớn nhằm giúp bà con xoá đói, giảm nghèo.

Ông Bàn Hữu Tình với đồi chè tuyết đã lâu không thu hái do không bán được.

Khác xa với những đồi chè đều tăm tắp, thẳng hàng ở Thái Nguyên hay Yên Bái, những bãi chè ở đây giờ khó có thể nhận biết bởi chúng mọc xen kẽ với nhiều cỏ cây rừng tạp, vài nơi cây cao quá đầu người, lá mọc tua tủa, rậm rạp do không thường xuyên được chăm sóc, thu hái.

Là một trong những hộ có tới 5 ha chè tuyết, ông Bàn Hữu Tình ở thôn Thái Lạo đã nhận giống chè về trồng từ cách đây 5 năm với mục đích mong đợi là có thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Ông đã đưa chúng tôi tới thăm bãi chè của gia đình chỉ cách phía sau nhà chừng vài chục mét. Những cây chè đã được gia đình ông đưa về trồng cách đây 5 năm sau khi được nhà nước cấp giống, đến nay chúng đều bước vào tuổi thu hoạch, cây nào cây đó đều cao quá đầu người mà chẳng bán được.

Nhắc đến cây chè, giọng ông Tình trầm xuống vì sự bấp bênh đầu ra, cả năm ông chỉ thu lượm hái 1 đến 2 lần, rồi bỏ đấy vì giá thấp. Ông cho biết: "Hầu hết chè ở thôn đều bán ra cho các tư thương ở xã với giá là 5.000 đồng đến 6.000 đồng/kg tươi... họ mua manh mún, lúc được lúc không thành ra dân chán nản, chẳng ai muốn động đến cây chè nữa". Lý giải về đầu ra ông Tình còn giải thích thêm: trước đó cũng có một số tổ chức bao tiêu như Công ty TNHH Phúc Lộc, nhưng họ yêu cầu kỹ thuật quá cao như chè phải được hái trong ngày, đựng vào sọt để tránh dập nát, không cho vào bao tải, hái chè phải là 2 lá + 1 búp thì họ mới mua.

Với yêu cầu như vậy, người dân chúng tôi khó đáp ứng. Thứ nhất khâu vận chuyển xa, một số đồi chè cách nhà vài cây số, nếu đi bộ phải mất cả tiếng đồng hồ, rồi thời gian hái, vận chuyển... do vậy một số hộ không thể hái trong ngày. Nhìn những đồi chè của ông Tình và biết bao hộ dân trong thôn Thái Lạo không được khai thác đến nơi đến chốn, bỏ hoang trên những triền đồi mà thật xót xa.

Hay như ở thôn Bản Cháo cũng có diện tích chè tuyết khá lớn, chè ở đây cũng rơi vào tình cảnh tương tự ở Thái Lạo. Những cây chè của một số gia đình giờ đã trở nên rậm rạp, một số cây quá cao lại được chặt hạ bớt xuống cho thoáng. Anh Đặng Phúc Thơi ở thôn Bản Cháo cũng có tới 1 ha chè tuyết nhưng cả năm nay anh chẳng để ý đến chúng, vì chẳng thấy ai thu mua, có bán ra thì giá trả rất thấp.

Trao đổi về vấn đề này, chúng tôi đã gặp ông Nông Thành Đồng - Chủ tịch UBND xã Yên Cư, ông cho biết: "Yên Cư và một vài xã phía Đông là Bình Văn, Yên Hân được xác định là một trong những cụm kinh tế của huyện với cây chè tuyết là thế mạnh, với mục tiêu này nên vài năm trở lại đây xã đã được các chương trình của Nhà nước như chương trình Định canh định cư, 135, Dự án trồng rừng 661 ưu tiên cho vùng phát triển cây chè Tuyết shan. Tuy vậy đến khi bước vào tuổi thu hoạch thì người dân đều phải tự lo đầu ra cho sản phẩm, hoặc bán lẻ tẻ ra ngoài.

Mặc dù có diện tích chè lớn nhưng địa phương vẫn chưa được đầu tư một nhà máy sơ chế nào quy mô để bao tiêu sản phẩm của người dân, đây chính là bài toán nan giải mà chưa có một giải pháp nào". Được biết, trước đây Công ty TNHH Phúc Lộc, đơn vị có dây chuyền sản xuất, sơ chế chè được coi là khá lớn ở huyện cam kết với huyện, xã là sẽ thu mua chè cho khu vực phía Đông này nhưng yêu cầu của đơn vị đưa ra như đã nói ở trên là chè phải vận chuyển trong ngày, lá chè 2 lá + 1 búp, phải để chè trong sọt... Với những tiêu chuẩn trên thành ra giữa bên thu và bên bán không tìm được sự thống nhất, người dân cũng không thể đáp ứng, đành chọn phương án bán với giá rẻ, bán tự do, hoặc bỏ hoang ở đấy.

Tính tới nay toàn xã Yên Cư ước diện tích chè lên khoảng 400 ha, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu trông chờ vào nông lâm nghiệp, trong đó có cây chè tuyết được coi là thế mạnh xoá đói, giảm nghèo của vùng lại không thể phát huy thế mạnh. Trước thực trạng này, chính quyền huyện, tỉnh cần có chính sách hay giải pháp, chủ trương cụ thể nhằm giải quyết đầu ra cho cây chè tuyết ở Yên Cư nói riêng và các xã lân cận nói chung. Bởi nếu không có đầu ra thì rất có thể những nương chè tuyết với giá trị tiền tỷ sẽ phải vứt đi. Điều đó sẽ chẳng khác nào tự chúng ta bỏ đi công sức của người dân, tiền của nhà nước mà chẳng ai được hưởng lợi một cách chính đáng.

T.Trang

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang