• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hạn, mặn bủa vây đất lúa

Nguồn tin: Tuổi Trẻ, 20/03/2011
Ngày cập nhật: 21/3/2011

Sông Hồng nhiều đoạn cạn trơ đáy, nước mặn bủa vây ĐBSCL, lấn sâu vào những vùng đất lúa một thời phủ mượt phù sa... Tất cả tin tức không vui ấy chỉ là khởi đầu cho một vấn đề lớn ở cả hai vựa lúa lớn nhất Việt Nam: sản xuất nông nghiệp đã và sẽ ngày càng khó khăn.

Nông dân Hồ Văn Liềng (ấp Tân Định, xã Định Trung, huyện Bình Đại, Bến Tre) trên ruộng lúa chết vì nhiễm mặn. Vùng này mỗi năm chỉ trồng được một vụ lúa do nhiễm mặn và phèn - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Đối mặt với mối nguy ngập mặn

Một, hai tuần tới mới là đỉnh điểm xâm nhập mặn năm nay ở ĐBSCL, nhưng kinh nghiệm thất bát tích tụ từ nhiều năm trên đồng ruộng khiến nỗi lo xâm nhập mặn ngày một trở nên nặng nề đối với người nông dân ở đây.

Nước mặn bủa vây tứ phía

Từ chục năm nay, nước mặn xâm nhập đã lấy đi của Bến Tre cả trăm tỉ đồng mỗi năm do thiệt hại nặng trong nông nghiệp. Tần suất nước biển xâm nhập sâu vào đất liền xảy ra ngày càng gần. Những năm 2000, 2002, 2004, 2005, 2007, 2009, 2010, độ mặn 1 phần ngàn xâm nhập hầu như toàn bộ tỉnh. Nước mặn không chỉ liên tục xuất hiện và vào sâu vượt qua cả TP Bến Tre mà có lúc ở Vàm Mơn - nơi cách biển tới 60 km - cũng đo được độ mặn 4 phần ngàn.

Ở Tiền Giang, năm ngoái nước biển xâm nhập sớm hơn thường lệ, lấn sâu nhanh vào đất liền với nồng độ cao hơn, thời gian kéo dài hơn và kết thúc muộn hơn mọi năm tới 23 ngày. Tiền Giang đã phải đóng cửa sớm các cống đầu mối để ngăn mặn, gây thiếu nước trầm trọng ở khu vực Gò Công, Bảo Định. Tại vùng ngọt hóa Gò Công đã phải bơm tưới từ 2 - 3 cấp vào cuối vụ đông xuân.

Cũng năm này, ở Sóc Trăng, độ mặn cao nhất đo được tại Đại Ngãi là 11,6 phần ngàn, tại Trần Đề 26,6 phần ngàn, tại Thạnh Phú 16 phần ngàn. Nước mặn vào sâu đến 80 km, khỏi phải nói đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp như thế nào.

Với những diễn biến khốc liệt ấy, năm 2010 được xem là năm hạn hán dữ dội nhất ở ĐBSCL, nước sông Mekong xuống thấp tới mức kỷ lục trong vòng 80 năm qua. Đây cũng là năm người làm nông nghiệp ở ĐBSCL chứng kiến nước mặn xâm nhập sâu nhất vào đồng ruộng (hơn 70 km), hơn 100.000 ha đất bị ảnh hưởng.

Gian nan chống mặn

Năm nay, dù tình hình hạn hán và xâm nhập mặn được dự báo ít nguy hại hơn năm ngoái, nhưng không thể không đặt câu hỏi: trong vài chục năm tới vùng đồng bằng châu thổ này sẽ ra sao?

Kịch bản nước biển dâng (do Bộ Tài nguyên - môi trường xây dựng) dự báo khoảng 7.600 km2 (tương đương 20% diện tích) ĐBSCL sẽ chìm khi nước biển dâng 75 cm và ở mức 100 cm thì phạm vi ngập trải rộng trên diện tích 15.116 km2, tương đương 37,8% diện tích tự nhiên toàn vùng. Cùng với đó là lưu lượng nước sông Mekong giảm 2 - 24% trong mùa khô.

Dự báo vào năm 2030, khoảng 45% đất của ĐBSCL có nguy cơ nhiễm mặn cục bộ. Nhiễm mặn gây hại rất lớn cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, trung bình năng suất lúa có thể giảm 20 - 25%, thậm chí tới 50%.

Chưa kể dịch bệnh sẽ tấn công con người do các vùng dân cư đều lấy nước ngọt trên các sông rạch là nguồn nước sinh hoạt duy nhất, nước mặn xâm nhập sẽ gây ra thiếu nước sạch. Ngay cả vào mùa lũ, tình hình cũng không khả quan hơn vì nước lũ có thể cao hơn và thời gian ngập sẽ kéo dài hơn, do sự dâng cao của nước biển và sự hỗ trợ của gió chướng, việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ vì vậy sẽ rất khó khăn.

Chống hạn cho ĐBSCL, cấp nước sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô là vấn đề năm nào cũng bàn, tỉnh nào cũng nói. Tuy nhiên đến nay chưa có biện pháp nào thật sự hiệu quả. Trong tương lai, khi những đập thủy điện thượng nguồn được xây dựng hay khi phía Lào, Campuchia tăng vụ sản xuất lúa, sử dụng nguồn nước sông Mekong phục vụ tưới tiêu, chắc chắn ĐBSCL sẽ khó thoát khỏi cảnh “chết khô” vào mùa khô.

Hiện nay, vào mùa khô, tổng lưu lượng nước sông Tiền và sông Hậu đã dưới mức 2.500 m3/s, riêng nhu cầu cho lúa đông xuân của cả đồng bằng đã lên đến 1.700 m3/s.

Tự cứu trước khi trời cứu

Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 667/QĐ-TTg về việc củng cố hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang - một quyết định khá táo bạo. Nhưng để ngăn nước biển dâng, chống xâm nhập mặn, không có cách nào tốt hơn là đắp đê. Thời gian qua đã có những tranh cãi trong giới chuyên môn xung quanh vấn đề này, vẫn còn những e ngại về tác động của hệ thống đê biển đến môi trường sinh thái, gây ô nhiễm...

Có ý kiến phản đối việc đắp đê và đề xuất nên trồng rừng ngập mặn. Tuy nhiên, nếu nước biển dâng lên 1 m, rừng không thể ngăn cản nước biển tràn vào đồng ruộng, chưa kể khi độ sâu ngập nước tăng, chế độ thủy văn thay đổi thì rừng ngập mặn cũng không tồn tại được.

Vì vậy, một mặt chúng ta có thể học tập, nghiên cứu ứng dụng các ưu điểm và có biện pháp giảm thiểu thấp nhất tác hại của việc đắp đê từ các quốc gia trên thế giới, mặt khác xem xét kết hợp giữa việc trồng rừng và đắp đê, có thể trồng rừng để giữ chân đê vùng bờ biển, phía trong rừng là đê. Các công trình giúp ghe thuyền lưu thông ra vào vùng đê bao, giúp điều hòa mực nước cùng hệ thống xử lý chất thải các loại cũng phải được đầu tư đồng bộ và triệt để.

Mới đây, các nhà khoa học từ các cơ quan nghiên cứu và phát triển của Bộ Nông nghiệp Indonesia đã sản xuất thành công mười giống lúa mới có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Tờ Jakarta Post cho biết những giống lúa mới này là kết quả của những nghiên cứu kéo dài 6 - 7 năm. Ba trong số các giống mới được đặt tên Inpara (chịu ngập), Inpago (chịu hạn) và Inpari (kháng côn trùng).

“Trông người ngẫm đến ta”, thiết nghĩ việc thành lập trung tâm chuyên nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật canh tác, chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể là xâm nhập mặn cho ĐBSCL cũng nên bắt tay ngay từ bây giờ.

Cuối cùng, song không kém phần quan trọng, giúp người dân hiểu biết thêm về biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn là việc không thể chần chừ. Nhà nước và tổ chức xã hội dù hoạt động hiệu quả đến đâu cũng không thể bảo vệ được toàn bộ xã hội, nếu như đa số người dân, nhất là người nghèo, thờ ơ hay không biết phải làm gì để ứng phó với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

Phải giúp người dân hình dung và hiểu rõ tương lai họ sẽ phải đối mặt với điều kiện thời tiết và thủy văn bất lợi đến đâu, họ cần đối phó với những nguy cơ gì sắp tới và cần phải làm gì ngay từ hôm nay để bình tĩnh đón nhận những khó khăn ấy. Đấy cũng chính là cách thúc đẩy họ bắt tay ngay vào những việc cụ thể như bảo vệ nguồn nước, không làm môi trường ô nhiễm trầm trọng hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nước và năng lượng...

Những giải pháp này đều cần có thêm những nghiên cứu và phải được áp dụng một cách khoa học, thậm chí sẽ rất tốn kém. Nhưng trước nguy cơ mất cả một vùng đồng bằng lớn - nơi góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia - cùng hàng triệu con người mất nơi cư trú, mất nơi sản xuất, những đầu tư hôm nay luôn luôn rẻ hơn nhiều.

Đào các hồ trữ nước ngọt để trữ nước vào mùa lũ và mùa mưa để dùng trong mùa khô là một trong nhiều giải pháp cần được chú trọng một cách nghiêm túc hơn. Đây cũng là cách mà những lớp tiền bối từng ứng dụng rất hiệu quả trong việc chinh phục ĐBSCL thuở trước. Trên thực tế, vài tỉnh ĐBSCL đã làm được các hồ trữ nước ngọt rất hiệu quả, ở Trà Vinh có ao Bà Om, Sóc Trăng có hồ Nước Ngọt, Đồng Tháp có hồ Khổng Tử, Bến Tre có hồ Trúc Giang... Đó là việc các địa phương có thể tự làm mà không cần đến các dự án tiền tỉ. Ở ĐBSCL thường có những hồ nhỏ ở cuối sông rạch, có thể lợi dụng các hồ tự nhiên này để nạo vét, đắp cao, cải tạo thành hồ trữ nước ngọt sử dụng trong 3 - 4 tháng mùa khô. Cứ như vậy, mỗi ấp, xã đều có thể làm được vài hồ trữ nước phục vụ nhu cầu ở địa phương, cách làm này cũng ít gây tác động đến hệ sinh thái, ít tốn kém vì dựa chủ yếu vào tự nhiên.

Thạc sĩ KỶ QUANG VINH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang