• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hàng trăm hecta tiêu đột tử

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 17/03/2011
Ngày cập nhật: 18/3/2011

Nhiều hộ trồng tiêu tại Đồng Nai đang khốn đốn khi hàng trăm héc ta tiêu đang chuẩn bị thu hoạch bỗng nhiên vàng lá, đổ đốt rồi chết đột ngột! Đáng lo ngại hơn, theo Chi cục BVTV tỉnh, hiện đang chuẩn bị bước vào mùa mưa, dịch bệnh trên tiêu sẽ có nguy cơ bùng phát mạnh...

Mất ăn mất ngủ vì tiêu bệnh

Đồng Nai là một trong ba tỉnh có sản lượng tiêu lớn nhất cả nước với gần 10.000 ha. Cây tiêu là một trong những cây trồng chủ lực, nhiều gia đình nhờ cây tiêu mà thoát nghèo vươn lên làm giàu. Thế nhưng hiện nay không ít người trồng tiêu đang lâm cảnh mất ăn mất ngủ vì cây tiêu đang đối mặt với bệnh chết nhanh, chết chậm gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, diện tích tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm chủ yếu ở Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Tân Phú và TX. Long Khánh. Có mặt tại vườn tiêu nhà bà Trần Thị Toan xã Gia Tân 1, Thống Nhất, chúng tôi nhận thấy vườn tiêu bị chết loang lổ từng chòm. Bà Toan cho biết, gia đình có 7 sào tiêu đã trồng 5 năm nay và chăm sóc rất kỹ, hầu hết tiêu được bón phân chuồng và phân vô cơ. Thế nhưng khoảng hai tuần nay bỗng dưng xuất hiện tình trạng tiêu bị chết rất nhanh. "Mới chiều hôm trước chỉ thấy lá héo, vậy mà hôm sau đã đổ đốt, chết hẳn. Thấy vườn tiêu bị bệnh, nhà tôi đã đi lấy rơm về trải ở gốc để giữ ẩm, đồng thời mua thuốc trừ sâu về xịt nhưng tiêu vẫn chết" - bà Toan chán nản nói.

Cũng theo bà Toan, số tiêu bệnh chết đã lên tới cả chục trụ, khả năng sẽ thất thu rất nhiều. Đã vậy năm nay giá tiêu lại rất cao, hiện thương lái vào tận để trả giá tới gần 90.000 đ/kg. 7 sào tiêu này năm ngoái, không bị bệnh cho năng suất tới gần 2 tấn. Theo tìm hiểu của chúng tôi, không riêng gì nhà bà Toan, hiện nhiều hộ dân trong khu vực này vườn tiêu cũng đang xuất hiện bệnh.

Về huyện Cẩm Mỹ, chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Văn Thể ở ấp 3, xã Lâm San, một trong những gia đình có vườn tiêu bị bệnh khá nặng. Nhà ông thể có 8 sào tiêu, trong đó có vườn trồng khoảng 4 năm còn lại là 6 năm. Năm 2010, vườn tiêu nhà ông cho được hơn 2 tấn, thế nhưng khoảng 2 tuần nay tiêu đang có biểu hiện chết nhanh và chết chậm. Một số dây sau khi vàng lá rồi đổ đốt dần dần, trong khi đó có nhiều dây chỉ 2 - 3 ngày là chết hẳn. Ông Thể cho biết, hiện nhà có gần 30 trụ tiêu bị bệnh, mỗi trụ có 1 - 2 dây bị nhiễm bệnh. "Ngay sau khi phát hiện tiêu bị bệnh, tôi đã mua nhiều loại thuốc về xịt lá, bón rễ nhưng cũng chẳng ăn thua" - ông Thể nói.

Gần nhà ông Thể, ông Trần Vắn Tuấn nhà có 1 hecta tiêu hiện cũng có gần 40 trụ bị bệnh đe dọa. Tương tự, tại hộ ông Đỗ Thanh Quý (ấp Dốc Mơ 3, xã Gia Tân 1) diện tích trồng tiêu khoảng 2.000 m2 (trong tổng diện tích vườn 7.000 m2) đang ở năm thứ 6 nhưng cũng có gần 30 trụ bị bệnh chết chậm...

Cảnh giác dịch bệnh

Ông Lương Thành Trung, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Đồng Nai cho biết, tính đến ngày 7/3 toàn tỉnh có 466 hecta tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh và chết chậm, tăng 59 hecta so với tuần trước. Hiện Chi cục đang theo dõi sát sao tình trạng tiêu bị bệnh đồng thời chỉ đạo các trạm phải có báo cáo nhanh về tình trạng dịch bệnh, trên cơ sở đó Chi cục tổ chức kiểm tra, tập huấn công tác phòng ngừa cho bà con phòng ngừa. Theo ông Trung, vào thời điểm hiện nay nông dân cần chú ý phòng trừ rệp sáp tuyến trùng triệt để. Đối với vườn tiêu chưa nhiễm bệnh cần bón phân hữu cơ có bổ sung nấm đối kháng Trichoderma spp. Ngoài ra nông dân cần vệ sinh vườn thông thoáng, tỉa các lá già, dây lươn, phun ngừa các gốc tiêu chưa bị bệnh bằng Ridomil, Aliette đồng thời hạn chế việc xới xáo.

Ông Nguyễn Công Tú, Chi cục phó Chi cục BVTV Đồng Nai cho biết thêm, bệnh chết nhanh là cây tiêu đang xanh tốt thì chỉ 1 - 2 ngày là chết hẳn, chết đột ngột; còn bệnh chết chậm có biểu hiện lá bị vàng úa từ từ rồi khô cây mới chết. Bệnh chết nhanh và chết chậm đều có thể lây lan và dễ bùng phát mạnh vào mùa mưa nên người dân cần hết sức cảnh giác đề phòng. Do đó, trong vườn tiêu phải có hệ thống thoát nước tốt, không để nước ứ đọng.

Với diện tích tiêu bị bệnh, nông dân không nên tiếc, cần cắt và đem đi tiêu huỷ (đốt) ngay và khử trùng bằng vôi đối với gốc tiêu bệnh. Bên cạnh đó, cần bón phân cân đối, tăng cường phân chuồng để tiêu phát triển tốt. Ngoài ra cần tỉa từ gốc lên 50 cm (chỉ để chân gốc) để vườn được thông thoáng không bị nhiễm bệnh.

ĐỨC TRUNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang