• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Nông dân thiệt hại từng ngày do biến đổi khí hậu

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 16/03/2011
Ngày cập nhật: 17/3/2011

Biến đổi khí hậu (BĐKH) không còn là dự báo những tác động. BĐKH đã và đang gây hậu quả nặng nề cho nông dân ĐBSCL. Các bộ, ngành đang vào cuộc bằng cách đề xuất nhiều giải pháp để chủ động ứng phó với BĐKH. Còn ở vựa lúa, vựa thủy sản của cả nước đang gấp rút chạy đua từng ngày để thích nghi với BĐKH.

Tìm giống lúa thích ứng với BĐKH đang là nỗi lo của nhiều nông dân. Ảnh: H.THANH

* Làm thiệt không ăn được như… chơi!

Lúa Đông xuân đang ngậm đòng, Út Hết một lão nông kỳ cựu ở huyện Tam Bình, Vĩnh Long nói đầy chua chát: Ngày xưa, nông dân hay nói “làm chơi ăn thiệt, giờ làm thiệt không ăn được như… chơi”. Câu nói của Út Hết hàm ý diễn tả sự thất thường của thời tiết mà người ta gần đây hay dùng nói đến là BĐKH. Trước Tết Nguyên đán, Út Hết phải hai lần sạ lại lúa Đông xuân do mưa chụp, làm lúa chết trắng. Giờ lúa đang ngậm đòng, Út Hết lại mất ngủ vì “giặc chuột” đang hoành hành. Út Hết chỉ là một điển hình trong hàng trăm ngàn nông dân ĐBSCL “lãnh đủ” vì những hậu quả của BĐKH gần đây. Chỉ thống kê riêng Đồng Tháp, hơn 16.000 ha lúa Đông xuân bị mưa chụp phải gieo sạ lại, nông dân nhiều tỉnh, thành cũng thiệt hại tương đương con số này. Cả nông dân và lãnh đạo ngành nông nghiệp cũng như các nhà khoa học đều thừa nhận: Áp Tết Nguyên đán, “ông trời” mưa chẳng giống ai! Nhận định này có thể cho thấy diễn biến thời tiết ngày càng bất thường và những rủi ro do tác động của BĐKH ngày càng bất ngờ và nghiêm trọng.

Dịch chuột hiện cắn phá gần 100.000 ha lúa Đông xuân vùng ĐBSCL (mỗi địa phương khoảng 10.000 ha) đang làm đau đầu hàng trăm nghìn nông dân. Họ phải nghĩ ra nhiều giải pháp để diệt chuột như: bẫy, đánh bả, có người dùng cả xuyệt điện. Tại sao chuột lại xuất hiện cắn phá lúa nhiều như năm nay? Câu trả lời từ các nhà khoa học và lãnh đạo ngành nông nghiệp là do BĐKH: mực nước lũ thấp, chuột có điều kiện trú ngụ và sinh sản nhanh. Một con số thống kê nhỏ cho thấy mức độ tác động của BĐKH ngày càng khốc liệt. Năm 2009, nước mặn ở các tỉnh ven biển lấn vào nội đồng 45 km, năm 2010 khoảng 60 km và cuối tháng 2-2011 khoảng 70 km, độ mặn cũng tăng cao hơn những năm trước. Đây là điều không nằm ngoài dự đoán của các nhà khoa học khi mực nước biển không ngừng dâng cao trong những năm qua. Năm ngoái, có hơn 400.000 ha lúa phải gánh chịu khô hạn và mặn xâm nhập; con số này chắc chắn sẽ cao hơn trong mùa khô - mặn năm nay! Những thiệt hại trước mắt là chi phí sản xuất của nông dân sẽ tăng cao: phù sa ít, sâu bệnh phát sinh nhiều; chi phí cho phân bón, thuốc sâu, bơm tưới… sẽ tăng cao!

* Chạy đua với nước biển!

“Nước biển dâng cao sẽ lấn sâu vào nội đồng, gây ảnh hưởng đến nhiều vùng sinh thái. Trong đó, việc nuôi thủy sản và sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn hơn, thiệt hại, rủi ro sẽ cao hơn” - Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, nhận định. Theo Tiến sĩ Bảnh, BĐKH diễn ra trên diện rộng, muốn ứng phó có hiệu quả phải liên kết vùng để bảo vệ môi trường, ứng phó với hạn - mặn. Chính phủ sớm triển khai các công trình đê bao ngăn mặn, rừng phòng hộ, trữ nước ngọt thích hợp để phục vụ tưới tiêu cho đất sản xuất nông nghiệp. Vấn đề cấp bách hiện nay là sớm bố trí hợp lý mùa vụ theo các vùng sinh thái khô hạn, ngập mặn. Qua đó, định hình cơ cấu, cây trồng, vật nuôi thích nghi với từng vùng sinh thái. Đi đôi với nó là các giải pháp kỹ thuật thích hợp như các giống sản xuất ngắn ngày, cây trồng có nhu cầu tưới tiêu ít… Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp Dương Nghĩa Quốc cho biết: Trước nguy cơ hạn - mặn tăng cao trong thời gian tới, Đồng Tháp đang khuyến khích nông dân giảm diện tích lúa Hè thu, tăng diện tích lúa Thu đông (tận dụng mưa nhiều). Kèm theo đó, tỉnh sẽ tăng cường đưa cơ giới hóa vào tỉa, thu hoạch bắp, đậu nành để nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Ông Dương Nghĩa Quốc mong muốn sớm đưa các giống lúa chống chịu khô hạn, mặn để nông dân sản xuất. Vấn đề này, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh cho biết: Viện lúa ĐBSCL đang chạy “nước rút” để sớm phóng thích các giống lúa chịu được độ mặn 5 - 7 phần ngàn, giống lúa chịu khô hạn một vài tuần… nhằm giảm thiệt hại do BĐKH gây ra. Đây cũng là một trong những giải pháp tối ưu để vựa lúa ĐBSCL đảm bảo được an ninh lương thực.

VĨNH TƯỜNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang