• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bấp bênh cây cà phê Tây Nguyên: Thiếu nước tưới, nguy cơ cận kề

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 12/03/2011
Ngày cập nhật: 14/3/2011

Cứ đến mùa khô, Tây Nguyên lại thiếu nước tưới cà phê, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sản lượng và chất lượng cà phê vùng này trong thời gian qua.

Những đập nước tưới cà phê của người dân xã Cư Pơng (huyện Krông Búc, Đắc Lắc) đã khô cạn dù mới tưới đợt đầu.

Tây Nguyên... khát!

Mới bước vào những ngày đầu mùa khô, nhưng dường như Tây Nguyên nóng hơn, khô khốc hơn và nguồn nước tưới cho cà phê bắt đầu cạn sớm hơn những năm trước. Tại Đắc Lắc, nhiều hộ trồng cà phê tại các huyện, thị như: Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Cư M’gar, Krông Búc, Ea H’leo... đang tất bật tưới nước cho cây cà phê.

Ông Trần Văn Diên (ở phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) lo lắng: “Năm ngoái, giếng khoan nhà tôi tưới cho vườn cà phê đến đợt 3 mới cạn. Bây giờ mới tưới được nửa vườn nhưng nước trong giếng chỉ còn khoảng 4 m. Nếu trời không mưa, 2 đợt tưới còn lại không biết lấy nước ở đâu”. Ngoài các giếng khoan, nguồn nước tưới cà phê của khối 8 và khối 9 phường Tân Lợi chỉ trông mong vào 3 hồ thủy lợi cạnh nhà ông Trần Hữu. Vậy mà 3 hồ này cũng đang cạn dần trong khi người dân mới tưới được nửa diện tích cà phê của khối. “Năm ngoái, 3 hồ này tưới đủ cho 65 ha của khối 8 và khối 9. Bây giờ mới tưới được hơn 30ha mà sắp cạn nước rồi” - ông Hữu trăn trở.

Chi cục Thủy lợi Đắc Lắc cho biết, công trình thủy lợi của tỉnh chỉ đáp ứng tưới khoảng 36.000 ha cà phê, hơn 150.000 ha cà phê còn lại được người dân tưới từ các giếng khoan, suối và hồ đập nhân tạo. Vì thế, năm nào tỉnh cũng thiếu nước tưới cà phê vào mùa khô.

Ở Gia Lai, người dân các huyện: Ia Grai, Chư Pah, Đắc Đoa, Chư Sê, Chư Prông, Đức Cơ... cũng đang thiếu nước tưới cho cây cà phê. Toàn tỉnh có 279 công trình thủy lợi lớn nhỏ với tổng công suất tưới tiêu khoảng 40.000 ha cây trồng. Nhưng đến thời điểm này, mực nước hầu hết các hồ chứa trên địa bàn tỉnh còn lại rất ít, thậm chí nhiều hồ đã... trơ đáy! Đến nay, trên 3.000 ha cà phê không còn khả năng có nước tưới.

Anh Trần Văn Vũ (xã Ia Sao, huyện Ia Grai) tâm sự: “Năm nay, thời tiết nắng nóng nên gia đình phải tranh thủ tưới sớm cho cây cà phê kịp nở hoa. Nhưng tôi thấy, mực nước ở suối năm nay thấp hơn khoảng 20 - 25 cm so với mọi năm. Với tình trạng này khả năng thiếu nước tưới cho cà phê rất cao”. Ông Nê Y Kiên, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chư Pah, cho biết: “Trên địa bàn huyện có gần 7.000 ha cà phê, việc tưới cho cà phê chủ yếu dựa vào nguồn nước từ các ao, hồ, suối và giếng. Trên địa bàn huyện chưa bao giờ xảy ra tình trạng thiếu nước tưới. Nhưng năm nay tại 2 xã Ia Nhin, Ia Ka mới đầu vụ đã thiếu nước, nước tại các giếng bị khô cạn”.

Ở các tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Kon Tum, người trồng cà phê hiện cũng gặp cảnh tương tự. Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN tỉnh Đắc Nông, cho biết: “Hiện nguồn nước trên địa bàn tỉnh đang cạn nhanh. Nếu trong vòng 1 tháng nữa không có mưa, hơn 10.000 ha cà phê của các huyện Đắc Min, Cư Jút không có nước tưới”.

Nước ít, tưới nhiều

Những năm trở lại đây, năm nào các tỉnh Tây Nguyên cũng thiếu nước tưới vào mùa khô và đây là một trong những nguyên nhân làm giảm sản lượng cà phê của vùng. Niên vụ 2010 - 2011, ước tính sản lượng cà phê Tây Nguyên giảm khoảng 15% so với niên vụ trước và nguyên nhân chính cũng do hạn hán.

Theo khảo sát của Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước 704 (trụ sở tại TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc) vào cuối năm 2010, nguồn nước ngầm của Tây Nguyên hiện đã giảm sút nghiêm trọng.

Trưởng đoàn Lê Ngọc Đỉnh, cho biết: “Trước đây giếng khoan ở nhiều điểm thuộc khu vực Tây Nguyên đạt công suất 600.000 m³/ngày, nhưng nay chỉ còn khoảng 400.000 m³/ngày. So với năm 2006, mực nước ngầm trong khu vực đã sụt xuống khoảng 3 - 5 m. Với độ sâu 30 m, giếng khoan của nông dân trước đây có thể cung cấp đủ nước tưới 2 - 3 ha cà phê, nhưng nay lượng nước không đủ tưới cho 1 ha. Nguồn nước ngầm giảm sút chủ yếu do lượng mưa hàng năm ít dần, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, nhà nông tưới tiêu lãng phí nước...”.

Hiện người trồng cà phê ở Tây Nguyên vẫn có thói quen tưới 5 lần trong một mùa khô, khối lượng nước cho mỗi lần lên tới 600 - 700 lít/gốc. Với thói quen này, lượng nước tưới gây lãng phí lên tới 300 - 400 lít/gốc. Theo quy trình tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê do Viện KH-KT nông lâm nghiệp Tây Nguyên đưa ra và khuyến cáo nên áp dụng, đối với cà phê trồng mới, trong năm đầu chỉ cần tưới 120 lít nước/gốc/lần, chu kỳ tưới 20 - 22 ngày và 2 năm tiếp theo, nâng gấp đôi lượng nước tưới với chu kỳ 22 - 25 ngày. Đối với cà phê thời kỳ kinh doanh, lượng nước tưới mới cần khoảng 500 lít/gốc/lần.

Một vấn đề quan trọng là phải xác định đúng thời điểm tưới nước đầu vụ để bố trí lịch tưới thích hợp. Tưới nước sớm quá sẽ làm đảo lộn chu kỳ sinh trưởng khiến việc ra hoa, đậu quả thấp; tưới quá muộn khiến cây cà phê không phục hồi được để phát triển bình thường. Cũng theo các nhà khoa học, điều kiện để cây cà phê phát triển tốt, cho năng suất cao là cần trồng các loại cây che bóng chắn gió và che nắng, vì vậy họ luôn khuyến cáo người trồng cà phê phải trồng thêm cây lấy bóng mát.

Lượng mưa ngày càng ít, trong khi những cánh rừng đầu nguồn Tây Nguyên đang bị đốn hạ để làm nương rẫy (trong đó phần lớn để trồng cà phê) cũng là nguyên nhân làm cho các sông, suối, hồ, đập... sớm cạn kiệt nguồn nước. Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm 5 tỉnh Tây Nguyên, từ năm 2000 đến nay, diện tích rừng của vùng đã giảm hơn 30%. Nếu không giữ được những cánh rừng đầu nguồn và tiết kiệm nguồn nước tưới, trong những năm tới Tây Nguyên sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới cho các loại cây công nghiệp.

Công Hoan

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang