• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Biến” vỏ, hạt nhãn thành... nấm ăn

Nguồn tin: NTNN, 22/05/2006
Ngày cập nhật: 29/5/2006

Từ khi ông Lều Văn Phát ở thôn Lê Như Hổ, xã Hồng Nam mở nghề trồng nấm, cảnh nhếch nhác tại các cơ sở sấy vải, nhãn ở thị xã Hưng Yên không còn nữa. Tất cả các phế phẩm vỏ nhãn, hạt nhãn... được ông Phát thu gom về và “biến” thành nấm ăn.

Xã Hồng Nam là trung tâm của vùng quê nhãn Hưng Yên- nơi có cây nhãn tổ đã mấy trăm năm tuổi. Người dân quanh vùng không chỉ có truyền thống thâm canh nhãn, mà còn có nhiều kinh nghiệm sấy vải, nhãn khô. Gia đình ông Phát cũng vậy, vừa chăm sóc mấy trăm gốc nhãn lồng trong vườn vừa mở lò sấy vải, nhãn khô.

Bỏ đi buôn, về nhà trồng nấm

Những năm 1992-1999, ông Phát thu mua mỗi ngày hơn 100 tấn quả nhãn tươi. Ông còn vào các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ thu gom nhãn quả và mở lò sấy ngay tại chỗ. “Sau năm 1999, việc tiêu thụ vải, nhãn sấy khô qua con đường xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc gặp khó khăn. Tôi bỏ nghề và tìm hướng làm ăn mới. Đang loay hoay tìm việc, tôi chợt nhớ tới mô hình trồng nấm rơm của bà con ND đồng bằng sông Cửu Long- nơi tôi từng đến thu mua nhãn. Qua giới thiệu của nhiều người, tôi lên Hà Nội tìm đến Viện Di truyền nông nghiệp học kỹ thuật trồng nấm và mua các sách, báo viết về cây nấm để đọc”- ông Phát nhớ lại.

Lần đầu trồng, coi như là thử nghiệm, vợ chồng ông chỉ dám đóng 800 túi giống nấm rơm, nấm sò ở 1.500m2 vườn nhãn. Ông Phát nhẩm lại: “Từ tháng 11-2000 đến tháng 1-2001, gia đình tôi thu hoạch những lứa nấm đầu tiên, tất cả được hơn 7 tạ nấm sò tươi, 1,6 tấn mộc nhĩ khô. Chi phí cho mua sắm vật tư, máy móc tuy lớn, nhưng tính ra vẫn có lãi. Nguyên liệu là tận dụng các phế thải trên đồng ruộng, nhà xưởng như rơm rạ, mùn cưa”. Năng suất, sản lượng nấm của gia đình ông tăng lên hàng năm. Chủng loại nấm trồng cũng đa dạng hơn theo kiểu mùa nào thức nấy. Mùa hè ông trồng nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm, mùa đông trồng thêm mộc nhĩ, nấm linh chi. Bình quân mỗi năm gia đình ông xuất ra thị trường khoảng 40 tấn nấm tươi các loại, doanh thu 120 triệu đồng. Riêng 5 tháng đầu năm 2006, ông thu hơn 20 tấn nấm các loại.

Vỏ và hạt nhãn cũng cho tiền

Trồng nấm thành công là chuyện bình thường, nhưng nhiều người dân vùng quê nhãn khâm phục ông Phát bởi ông có nhiều sáng tạo mang đặc trưng của vùng quê nhãn. Đầu tiên phải kể tới là việc ông dùng vỏ và hạt nhãn để làm nguyên liệu trồng nấm. Ông Phát tâm sự: “Tôi có lần được nghe tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng nói, gần như tất cả các phế thải trong sản xuất nông nghiệp đều có thể dùng để trồng nấm. Tôi để ý, vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao, trên thân các cây nhãn cổ thụ ở quê tôi xuất hiện nhiều chủng nấm dại. Tôi nghĩ, nấm dại sống được thì nấm trồng cũng sống được. Tôi thu gom vỏ và hạt nhãn đem nghiền thành bột, tiếp đó cho vào lò khử trùng rồi mang ra cấy meo nấm. Kết quả, các loại nấm đều phát triển rất tốt”. Phát hiện của ông Phát về nguyên liệu mới để trồng nấm đã làm cho nhiều chủ cơ sở chế biến long nhãn, vải sấy, bóc tách hạt sen thở phào như trút được gánh nặng. Bao nhiêu phế phẩm, vỏ, hạt nhãn, hạt sen đều được ông Phát cho người đến thu gom miễn phí. Các vườn trồng nhãn cũng trở nên sạch hơn bởi ông Phát cho người đến quét dọn lá, hoa rụng mang về làm nguyên liệu trồng nấm. Ông Phát tiết lộ: “Trước kia, sau khi thu gom rác thải về tôi phải nghiền nhỏ, nay cứ để nguyên cho vào túi nilon. Nguồn vỏ và hạt nhãn đủ để tôi sản xuất trong 4-5 tháng”.

Do khâu thu hoạch và gây nuôi bào tử rất phức tạp, nên bình thường người trồng nấm phải mua giống (meo) nấm tại các trung tâm chuyên môn. Nhưng ông Phát đã biết cách “thu hồi” được những bào tử nấm bé li ti bay trong không khí. Thu hồi được bào tử, ông lại mày mò học hỏi từ các kỹ sư, sách hướng dẫn kỹ thuật gây nuôi bào tử nấm trong ống nghiệm. “Ba năm nay, tôi vừa sản xuất nấm thành phẩm, vừa sản xuất giống nấm bán cho ND các tỉnh lân cận” - ông Phát cho hay.

Nguyễn Công

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang