• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Lo chất lượng mía giống

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 03/03/2011
Ngày cập nhật: 5/3/2011

Hiện nay, nông dân vùng mía huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã cơ bản trồng xong vụ mía năm 2011. Tuy nhiên, vấn đề mía giống vẫn là nỗi lo của nhiều hộ nông dân vì chất lượng không như mong muốn.

Chủ động được nguồn mía giống sẽ tăng thêm năng suất, chất lượng mía.

* Khó tìm giống mía ưng ý

Gia đình ông Lê Văn Nhì, ở ấp 8, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp vừa buồn vừa lo vì giống mía của gia đình trồng năm nay không như ý muốn. Ông Nhì cho biết: “Vụ mía này, tôi định trồng các giống mía đạt chất lượng như: ROC 16, ROC 22 trên diện tích 3 công, nhưng không tìm được giống như dự tính ban đầu, đành phải mua giống Hòa Lan Tím để thay thế. Mặc dù, đã có đặt mía giống trước 2 tháng, nhưng thương lái chỉ hứa rồi không thấy đâu. Đến khi chở xuống thì chỉ có giống này, nếu không lấy thì không có giống để trồng cho vụ mới. Do không có đất cao để chuẩn bị hom trước, đành chấp nhận mua giống trôi nổi, chắc năm nay năng suất không bằng năm trước”.

Ngoài nguồn giống không theo ý muốn, gia đình ông Nhì còn xuống giống trễ hơn so với hàng năm, mà nguyên nhân chính là do chờ hom giống. Ông Nhì lo lắng: “Nếu so với vụ mía năm trước, vào thời điểm này, mía nhà tôi được khoảng 3 tháng tuổi, còn bây giờ mía chỉ 1,5 tháng. Bà con nào chủ động được nguồn hom giống sớm thì mía đến nay đã có lóng. Nếu thu hoạch trễ, khả năng giá mía sẽ thấp, ngoài ra còn bị nhiều sâu bệnh, từ đó chi phí tăng lên. Nếu chủ động được nguồn mía giống, sẽ giảm đi một phần chi phí mua hom giống, lúc đó, người trồng mía sẽ có lời cao”.

Hiện nay, không chỉ riêng gia đình ông Nhì, mà nhiều hộ dân nơi đây phải rơi vào tình cảnh không có giống mía chất lượng để trồng cho vụ mía mới. Ông Mai Văn Xem, ở cùng ấp 8, tâm sự: “Gia đình tôi trồng mía trên 30 năm, những năm trước nước ít, người dân nơi đây trồng mía hom được, nhưng mấy năm gần đây nước nhiều, không có liếp cao nên không chủ động được hom mía giống. Mía giống chỉ biết trông chờ vào các thương lái vận chuyển từ nơi khác đến, rất khó kiểm soát được chất lượng, nhưng giá cả thường khá cao. Các chủ ghe thường diện lý do xăng dầu tăng, vận chuyển đường xa, mía bị giảm ký… nên nâng giá bán. Mặc dù chỉ là các giống mía thường, lẫn lộn nhiều, nhưng phải mua từ 1.800 - 2.100 đ/kg, với mức giá này, người trồng mía rất khó lời cho vụ tới”. Theo như bà con nơi đây, giá cả cao cũng đành chịu, nhưng còn chất lượng hom mía vẫn còn là một vấn đề nan giải. Khi mua do mía đã bó sẵn, không thể lựa được những cây to, khỏe. Có rất nhiều cây nhỏ, bị sâu, sức nảy mầm thấp do bị giập trong quá trình vận chuyển được các thương lái chèn vào bên trong các bó mía làm cho người mua khó phát hiện. Nếu lỡ mua mía hom có từ 10 - 20% mía giống không đạt, sẽ làm nặng công chăm sóc, chi phí đội lên, người trồng ít lợi nhuận.

* Chủ động nguồn hom giống

Không giống như bà con trồng mía ở xã Hòa An, người dân ở ấp Thống Nhất, thị trấn Cây Dương trong mấy năm nay đã chủ động được nguồn mía giống. Ông Trần Văn Sĩ, thành viên CLB 200 tấn cho biết: “Nhờ có bờ bao khép kín, cứ canh còn khoảng 5 - 6 tháng nữa thu hoạch mía nguyên liệu thì tiến hành chọn những gò, liếp cao để trồng mía làm hom cho vụ tới. Nhờ vậy, hơn 1ha đất mía của gia đình không phải mua giống, mà còn tiết giảm được hàng chục triệu đồng cho khâu mua mía hom”. Theo ông Sĩ, qua nhiều năm trồng nhận thấy, nếu mua giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, thì năng suất không cao so với giống từ CLB sản xuất hoặc tự nhân giống. Bên cạnh đó, khi mua giống tại địa phương, người trồng mía sẽ trực tiếp lựa những cây mía to, khỏe và có chất lượng để trồng, không sợ lẫn lộn và không phải lo cảnh trồng giống mía này mà đến khi thu hoạch lại cho giống khác.

Trước kia, bà con ở ấp Thống Nhất cũng phải chịu cảnh thiếu nguồn giống khi vào vụ mới, phải mua hom giống từ các thương lái từ các nơi chở đến bán, nên chất lượng không đảm bảo. Trước tình thế đó, chính quyền địa phương đã vận động bà con bỏ tiền ra đắp bờ bao khép kín để chủ động được nguồn nước và sản xuất được mía hom cung cấp cho gia đình và các địa phương lân cận. Từ năm 2009 đến nay, bà con nơi đây không còn lo cảnh thiếu hụt mía giống như ngày trước nữa. Với nguồn mía giống ban đầu của Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) hỗ trợ, người dân lấy đó nhân ra cho các vụ sau và thường xuyên thay đổi giống mới nhằm tăng năng suất và chất lượng mía. Các giống mía được CLB 200 tấn sản xuất chủ yếu là giống: Suphanburi 7, K54, ROC 16, ROC 22… Ban đầu chỉ có vài hộ sản xuất mía hom, nhưng qua nhiều năm làm thấy hiệu quả nên ngày càng được nhân rộng. Ông Sĩ nhớ lại: “Ngày trước, người trồng mía nơi đây gặp rất nhiều khó khăn trong khâu chọn giống, có nhiều lúc không có đủ giống để trồng, tôi đành trồng thay vào đậu xanh hay hoa màu trên phần đất trống để kiếm thêm thu nhập. Người dân nơi đây mỗi năm chỉ có một vụ mía, nếu không trồng được mía thì đời sống rất khó khăn. Bây giờ, bà con trong CLB không còn sợ cảnh thiếu hom mía chất lượng nữa”.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, đến nay, toàn huyện xuống giống được 8.761 ha, tăng 379 ha so với vụ mía năm trước. Nguyên nhân là do bà con nhận thấy trong mấy năm gần đây nguồn thu nhập từ mía cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác, nên nhiều hộ đã phá tràm, cây ăn trái kém hiệu quả và khai hoang đất hoang vu… từ đó, diện tích mía tăng dần. Các giống mía được bà con lựa chọn trồng chủ yếu là: ROC 16, ROC 22, QĐ 11, QĐ 13… do Casuco cung cấp và một phần do người dân tích lũy từ vụ trước để trồng cho vụ sau. Vụ mía năm nay, nguồn mía giống bà con tự chủ chỉ đạt khoảng 1/3 nhu cầu, số còn lại phải mua từ các thương lái bán trôi nổi trên thị trường. Ông Nguyễn Thế Tự, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết: Để chuẩn bị nguồn mía giống cho vụ mới, phòng đã có sự chuẩn bị ngay từ đầu, nên đã liên kết với các nhà máy đường hỗ trợ mía giống cho bà con. Bên cạnh đó, khi mới bắt đầu thu hoạch vụ mía năm 2010, phòng đã tiến hành mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn về cách trồng và lựa chọn những giống mía chất lượng để khi thu hoạch bán được giá. Do diện tích mía của huyện ngày một tăng, thường bị thiếu hụt về hom giống khi vào mùa vụ mới. Vì vậy, ngành thường xuyên khuyến cáo bà con gia cố bờ bao, chủ động nguồn nước, để vừa chuẩn bị được nguồn mía giống vừa xuống giống kịp thời vụ, làm tăng năng suất cũng như chất lượng mía. Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều tổ, CLB sản xuất mía đạt năng suất, chất lượng cao, làm ăn rất hiệu quả như CLB 200 tấn. Hướng tới, huyện sẽ phát huy và nhân rộng mô hình tự nhân mía giống ra toàn huyện, để giúp người trồng mía nơi đây không còn phải lo về hom mía, để Phụng Hiệp xứng đáng trở thành huyện dẫn đầu về năng suất, chất lượng mía toàn tỉnh...

Theo Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), nông dân nên chọn hom thân từ 5 - 7 tháng tuổi ở các rẫy mía tốt hoặc tại các trung tâm giống có uy tín để trồng là hiệu quả nhất. Không nên trồng các hom bị lẫn giống khác trên 10%, hom bị trổ cờ, bị nhiễm sâu bệnh. Đối với vùng đất Phụng Hiệp và Ngã Bảy nên trồng giống mía ROC 16, DLM 24, QĐ 93-159... Đối với giống VĐ 86-368 đang bị nhiễm bệnh than đen rất nhiều ở địa bàn Cù Lao Dung, Long Phú của tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Trà Vinh, do đó, nông dân không nên tiếp tục mua và trồng giống này ở các ghe trôi nổi chở mía giống từ Sóc Trăng và Trà Vinh về bán. Nên phân biệt rõ giữa giống VĐ 86-368 và giống QĐ 11 để khi mua tránh nhầm lẫn. Cần chú ý 3 đặc điểm cơ bản sau để nhận dạng như: bẹ lá, mầm, thân mía. Không nên sử dụng hom ngọn để trồng vì hom này thường đã bị nhiễm sâu bệnh, nhưng khó nhận diện được và sức phát triển cũng yếu hơn so với trồng hom thân. Nếu đã mua hom ngọn thì phải xử lý hom trước khi trồng bằng cách ngâm hom trong nước vôi 1% trong 24 giờ, hoặc ngâm nước lạnh ở các sông có nguồn nước sạch đang lưu thông trong 24 tiếng trước khi đưa ra trồng để đạt được hiệu quả cao nhất.

HỮU PHƯỚC - H.THANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang