• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làng dơi ở Đồng Tháp Mười

Nguồn tin: BCT, 26/5/2006
Ngày cập nhật: 27/5/2006

Ngày xưa, Đồng Tháp Mười được biết đến vì là nơi “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh”, là cái rốn nước, rốn cá của vùng ĐBSCL trong mùa nước nổi. Bây giờ, cùng với sản xuất nông nghiệp, nhiều người dân nơi đây có thêm một nghề mới để tăng thu nhập cho gia đình. Đó là nghề dựng chòi lá thốt nốt nuôi dơi, lấy phân. Đây cũng là một nét đặc trưng mới của Đồng Tháp Mười trong thời mở cửa, hội nhập.

Phân dơi do bà con nuôi bây giờ chủ yếu bán cho nhà vườn để chăm bón cây ăn trái đặc sản. Còn trong các sách thuốc, phân dơi được xem là vị thuốc, có tên là “dạ minh sa”. Xem ra, nghề nuôi dơi lấy phân có không ít điều hay. Mới đây, tôi có dịp thăm các làng nuôi dơi ở Đồng Tháp Mười và được tận mắt chứng kiến những điều hay ấy.

Chiếc xuồng đưa chúng tôi lên với làng Dơi xuất phát từ cầu Cổ Cò, ngược lên vùng Đồng Tháp Mười. Một tay chèo, một tay bẻ lái cho chiếc xuồng ba lá ghếch mũi lên bờ kinh, cô gái vui vẻ nói :

- Đến rồi đó. Mấy anh lên bờ, lội bộ qua bưng trống là “dô” làng Dơi.

Cảm ơn cô gái chèo xuồng duyên dáng và vui tính. Chúng tôi hối hả bước lên bờ kinh. Đầu mùa mưa, nắng chiều vàng nhạt, gió Đồng Tháp Mười se se lạnh. Chúng tôi đi vào buổi chiều để “phục kích” dơi lúc chập tối. Hơn nữa, vào giờ này khách thăm có cơ hội để gặp được chủ chòi dơi, nghe chuyện về cái nghề mới - nghề nuôi dơi của người dân xứ này. Đi bộ trên cánh đồng, dọc theo con đê chống lũ của xã Tân Hòa Tây, chúng tôi đến những chòi nuôi dơi của bà con nông dân ấp Đông. Vừa lúc đó, anh Ba Vũ, một chủ chòi dơi, cũng đến. Anh Ba Vũ phân trần:

- Gọi nuôi dơi nhưng đúng ra là làm chòi dụ dơi về trú ngụ. Nhưng tụi tui cũng phải bỏ ra số vốn không ít để làm chòi dơi. Có cái chòi “ngon lành” là bầy dơi tự rủ nhau đến làm nơi trú ngụ. Dơi tự kiếm ăn nhưng người nuôi phải siêng năng, thận trọng và biết cách mới có nhiều dơi về chòi. Làm chòi cho dơi ở, rồi lấy phân dơi đem bán đang là nghề “phất” mạnh ở đây. Ở huyện Tân Phước, một huyện đầu nguồn lũ và cũng là huyện vùng sâu của Đồng Tháp Mười, nghề làm chòi dơi đang phát triển. Hiện đã có nhiều làng dơi ở Mỹ Phước, Hưng Thạnh, Phú Mỹ, Tân Hòa Tây...

Anh Ba Vũ cho biết thêm, đến thăm chòi dơi vào lúc mặt trời lặn thì chủ chòi dơi cho ghé thăm. Còn vào giờ khác, người gác chòi dơi sẽ không cho khách đến sát chòi vì sợ động, dơi bay hết. Thường là khoảng 6 giờ chiều, khi nắng tắt và lúc sáng tinh mơ, dơi rời tổ đi ăn chừng 30 phút sẽ bay về chòi “ nghỉ cánh”. Trong 30 phút đó, chòi dơi trống trơ; chủ chòi tranh thủ ra chòi thay lá, làm vệ sinh, thu lượm phân dơi. Công việc này phải làm nhanh. Nếu chậm, dơi về thấy động sẽ bỏ chòi bay đi hết. Đúng như Ba Vũ nói, vừa chập tối là bầy dơi vù cánh bay đi hết, để lại một chòi trống trơ. Nhưng chỉ khoảng 30 phút sau, chúng lại về, rào rào cánh bay vào chòi. Người ta nói rằng, đó cũng là đặc tính của cộng đồng loài dơi: luôn tuân thủ “kỷ luật” giờ giấc, cùng bay đi kiếm ăn, cùng tụ về tổ, ít thấy những chú dơi lạc loài.

…Dọn chuồng dơi xong, Ba Vũ mời chúng tôi về nhà. Chúng tôi ngồi trên tấm chiếu bàng trước thềm, dưới ánh trăng mờ của bầu trời Đồng Tháp Mười cuối mùa gió chướng. Nhâm nhi ly rượu đế với khô cá lóc, anh Ba Vũ kể về nghề nuôi dơi ở vùng này.

Chuyện bắt đầu từ một ông già, vốn là cán bộ quân giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ. Dạo đó, ông đã cùng đồng đội lấy lá thốt nốt làm cái chòi giả trên cây sầu riêng để bẫy máy bay trực thăng. Phía quân địch phát hiện trên cây cao có cái chòi, tưởng là điểm trực chiến quan sát đối phương của mấy ông giải phóng. Vì thế, khi thấy cái chòi trên cây sầu riêng, lũ máy bay lên thẳng HU1A và trực trăng chiến thuật của Mỹ-ngụy nhào đến oanh kích. Thế là được dịp cho các anh quân giải phóng và du kích phục sẵn ở các công sự, nhả đạn tới tấp vào trực thăng địch. Với cách nghi binh, câu nhử này, các tay súng của ta cũng “làm thịt” được hàng chục máy bay địch, tiêu hao sức chiến đấu của chúng. Lạ thay, cái chòi bằng lá thốt nốt trên cây sầu riêng ở cù lao Tân Phong ấy, sau nhiều lần địch bắn phá vẫn còn nguyên. Khi tiếng súng trong vùng giải phóng tạm yên, bầy dơi đã về trú ngụ.

Cây sầu riêng có chòi dơi lại xanh um, sum suê nhất vườn, cho nhiều trái, mà trái nào cũng to, nhiều múi, thơm ngon. Biết là giống sầu riêng rất “hạp” phân dơi, nhiều người đã đi lùng mua phân dơi để bón cho vườn sầu riêng. Cây sầu riêng ở miệt vườn cù lao Tân Phong, cù lao Ngũ Hiệp và cả cù lao An Bình bên Vĩnh Long được bón phân dơi đã cho năng suất gấp đôi so với bón phân hóa học và các loại phân hữu cơ khác. Mấy năm gần đây, các nhà vườn trồng dưa hấu ở Gò Công, Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước (Tiền Giang) và bên Long An, Vĩnh Long cũng chuộng phân dơi bón dưa hấu, vừa cho năng suất cao, ít sâu bệnh, thịt dưa chắc, đỏ au, ít hạt. Phân dơi không những trở thành hàng hóa được nhiều nhà nông ưa chuộng, mà còn được bán cho một số cơ sở dược mua về loại bỏ tạp chất, sơ chế ra một loại nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh cho người, làm thuốc thú y. Ngoài ra, nó còn là nguyen liệu phụ gia để làm thuốc súng, làm pháo bông, nên phân dơi có thể xuất khẩu.

Nghe anh Ba Vũ nói về tác dụng của phân dơi, tôi mới nhớ ra: Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, dược sĩ Đỗ Tất Lợi đã viết rằng: Phân dơi – dạ minh sa (còn gọi là thiên thử phẩn, biển bức phẩn). Vì phân dơi ban đêm có ánh như lân tinh, trông lấp lánh như cát, nên gọi là dạ minh sa. Tính chất ghi trong sách cổ là: Dạ minh sa vị cay, hàn, không có độc, vào can kinh, có tác dụng hoạt huyết. Khi người ta đau mắt là do can (gan) nhiệt, huyết xông lên mắt, cho nên dùng dạ minh sa để chữa gan. Dạ minh sa được bào chế và hợp vị với thảo quyết minh, cốc tinh thảo, mật mông hoa, nhiều khi trộn với cả mật lợn, dùng làm thuốc chữa bệnh thong manh, quáng gà, mắt khô, mắt mờ. Người ta đã phân tích thành phần hóa học của phân dơi, có u rê, a- xít u ríc, vi - ta- min A, v.v…

Một chòi dơi cư trú xôm bầy, mỗi đêm cho từ 1- 1,5 giạ phân dơi (mỗi giạ tương đương 20kg). Vào cuối mùa khô, khi muỗi Đồng Tháp Mười có nhiều cũng là mùa no căng và mùa sinh đẻ của dơi. Mỗi đêm, một chòi dơi có thể thu tới trên 2 giạ phân dơi. Bình quân mỗi giạ phân dơi bán được 50.000 đồng (gặp lúc hút hàng có thể bán được 70.000 đồng). Tính ra, một tháng mỗi chòi dơi có thể cho thu nhập 1,5 - 2 triệu đồng. Cả ấp Đông của xã Tân Hòa Tây hiện nay có 27 chòi dơi. Có nhà dựng tới 4 chòi dơi, thu nhập bình quân 5- 7 triệu đồng/ tháng.

Nhưng, phải có vốn mới làm được chòi dơi. Vì mỗi chòi dơi chi phí nguyên vật liệu, mua lá thốt nốt để có lá thay liên tục, cũng tới 5- 6 triệu đồng. Chỉ có lá thốt nốt mới “dụ” được dơi bầy vào chòi. Nếu làm bằng các loại lá khác, dơi không tụ bầy cư trú. Chòi cao 10 mét, có 6 trụ thành hình lục giác đều, cạnh dài 10 mét, ngang 6 mét, mái có thể lợp bằng lá dừa nước, nhưng lá treo trong chòi cho dơi đeo bám phải là lá thốt nốt. Phải đi tận vùng biên giới ở An Giang mới mua được lá thốt nốt. Vì thế, chi phí mua và vận chuyển lá thốt nốt về Đồng Tháp Mười cũng tốn kém. Trên trần chòi, phải làm một cái sàn bằng gỗ tốt, chắc chắn, còn gọi là dàn dơi bám, để có sức giữ được 500 tàu lá thốt nốt và hàng nghìn con dơi đeo bám vào đó. Bốn bên chòi phải che kín bằng lá chằm để che mưa, gió, tránh nắng. Chòi dơi nên dựng cạnh bờ sông hoặc bờ kênh để dơi tiện uống nước, lại phải che chắn để giữ ấm vào mùa lạnh, thoáng mát về mùa nóng, phải thường xuyên thay lá để tránh rệp và chống bệnh cho dơi. Nếu bị bệnh, bầy dơi sẽ bỏ chòi bay đi nơi khác. Chòi dơi phải đón được nắng mai, che được nắng trưa và nắng chiều, tránh được hướng gió lạnh lùa vào chỗ dơi cư trú. Rắn ráo và rắn lục coi dơi là món ăn khoái khẩu. Vì thế, thay lá cũng là cách chống rắn, và thấy rắn là phải diệt ngay để bảo vệ đàn dơi. Xem ra, nghề “nuôi” dơi cũng lắm công phu.

Đến làng dơi vào dịp cuối năm và trò chuyện với các nhà nuôi dơi ở vùng Đồng Tháp Mười, chúng tôi còn được các “nhà dơi học” nguyên chất nông dân ở đây nói rằng, tạo ra nhiều chòi dơi nghĩa là tăng trưởng đàn dơi nhanh, sẽ tăng nhiều thiên địch của loài muỗi. Như vậy cũng có nghĩa là góp phần phòng ngừa và giảm được bệnh sốt xuất huyết- một loại bệnh thường mắc với tỷ lệ khá cao ở vùng này. Chòi dơi cũng cần dựng cách xa khu dân cư khoảng 200- 300 mét để giữ cho không khí ở khu dân cư được trong lành. Làm kinh tế bằng khai thác nguồn lợi từ phân dơi, nhưng người làm chòi dơi cũng luôn luôn ý thức được vấn đề phải bảo vệ, làm phong phú thêm môi trường sinh thái thiên nhiên, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Bà con ở đây nói rằng, từ khi có nhiều chòi nuôi dơi, muỗi giảm, dịch sốt xuất huyết ở vùng này cũng giảm hơn trước nhiều. Bầy dơi đã góp phần không nhỏ để làm sạch môi trường sống cho con người.

Uống rượu đế nếp với sản vật ngon lành của vùng Đồng Tháp Mười thân thuộc, chúng tôi nằm ngay thềm nhà của anh Ba Vũ, đón gió mát từ đồng xa thổi về. Cả chủ và khách đi dần vào giấc ngủ trong biết bao chuyện mới mẻ và sinh động ở làng dơi. Mờ sáng hôm sau, tôi tỉnh giấc, nhìn ra bầu trời đã thấy đen đặc những đàn dơi. Vâng, đúng như anh Ba Vũ nói, chạng vạng và tinh mơ là giờ bay đi kiếm ăn của bầy dơi ở Đồng Tháp Mười.

BÙI VĂN BỒNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang