• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hạn đến sớm: Sản xuất ở Tây Nguyên gặp khó

Nguồn tin: Kinh Tế Nông Thôn, 03/03/2011
Ngày cập nhật: 4/3/2011

Mới vào mùa khô nhưng người dân 5 tỉnh Tây Nguyên đã phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước tưới một cách nghiêm trọng. Hàng ngàn hécta cây trồng đang có nguy cơ chết khô. Làm thế nào để điều tiết nguồn nước, tránh lãng phí nước ở các hồ thủy lợi đang là vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp và thủy lợi ở khu vực này.

Người trồng cà phê ở Tây Nguyên đang đối mặt với hạn hán.

Lâm Đồng: Nhiều nơi khô khát

Nếu như mọi năm, phải đến tháng 4 - 5, mùa khô mới bước vào giai đoạn khốc liệt, nhưng năm nay, mới đầu tháng 2 mà ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã phải đối mặt với tình trạng khô khát. Theo Chi cục Thủy lợi Lâm Đồng, hiện tất cả các hồ chứa nước trên địa bàn đã xuống thấp hơn mực nước dâng bình thường từ 3 - 7 m và đang có nguy cơ xuống thấp ở mực nước chết, thậm chí có nơi còn thấp hơn mực nước chết.

Ông Dương Thành Hưng, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Lâm Đồng cho biết: “Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng đã có văn bản đề nghị các địa phương chỉ đạo các phòng ban của huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, dòng chảy, mực nước các hồ thủy lợi và sông suối để có khuyến cáo hợp lý cho người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí thời vụ, tránh thiệt hại lớn trong sản xuất”.

Đối với các đơn vị khai thác công trình thủy lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh cũng khuyến cáo phải rà soát toàn bộ các hồ sơ thiết kế, đặc tính của máy bơm trạm thủy lợi để bố trí các phương tiện hợp lý nhằm duy trì hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trên thực tế, hiện tượng mực nước ở các hồ thủy lợi cạn kiệt quá sớm đang đe dọa nghiêm trọng vụ đông xuân. Tại Cát Tiên, vùng trọng điểm lúa của tỉnh, hạn hán đã làm hơn 1.500/4.000 ha lúa đối mặt với nguy cơ chết khát. Tương tự, tại vùng chuyên canh lúa An Nhơn (Đạ Tẻh) cũng có hàng trăm hécta lúa cao sản đang khát cháy bởi hồ Đạ Hàm kiệt nước.

Tại vùng cây ăn trái Đạ Huoai, người dân đã bắt đầu phải chi tiền để mua nước từ những “đầu nậu” kinh doanh nước tưới cho cây trồng, khiến chi phí sản xuất tăng lên chóng mặt. Nắng hạn cũng làm các vùng trồng cây công nghiệp của tỉnh lâm vào khó khăn khi hàng ngàn hécta càphê, chè bắt đầu rũ lá, ngưng phát triển vì thiếu nước.

Dòng chảy đứt quãng, giếng nhà khô cạn

Tại Kon Tum, thống kê cho thấy toàn tỉnh đã có trên 560 ha cây trồng các loại bị hạn, trong đó có 342 ha lúa nước, 219 ha cây công nghiệp và rau đậu, tổng thiệt hại lên đến hơn 20 tỷ đồng. Các địa phương bị thiệt hại nhiều nhất là Sa Thầy, Đắk Hà, Kon Rẫy và TP. Kon Tum.

Ông Nguyễn Minh Thuận, Chủ tịch UBND xã Sa Bình (huyện Sa Thầy) cho biết: “Hầu hết các giếng nước trong xã đã cạn kiệt khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Cụ thể, 220 giếng nước đã bị khô, trên 100 giếng khác chỉ có thể cầm cự được một thời gian ngắn”.

Hầu hết các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng đang trong tình trạng cạn kiệt, thậm chí nhiều hồ đã... trơ đáy. Toàn tỉnh gieo trồng được gần 49.000 ha cây trồng các loại, trong đó có 23.279 ha lúa nước, song đến nay đã có gần 500 ha cây ngắn ngày và trên 3.000 ha càphê không còn nước để tưới, tập trung nhiều ở Chư Sê, Chư Păh, TP. Pleiku, Chư Prông...

Tại các xã Ia Lâu, Ia Vê, Ia Piơr (huyện Chư Prông), mực nước tại các sông suối, hồ đập giảm mạnh, 300 ha lúa ở Ia Lâu đang có nguy cơ mất trắng vì không còn nguồn nước dẫn về bổ sung như những năm trước. Các công trình thủy lợi ở đây hầu như không còn khả năng cung cấp nước tưới cho cây trồng.

Ông Y Dung, Chủ tịch UBND xã Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh) nhận định: “Chỉ vài ngày nữa thôi, nếu không có mưa thì diện tích lúa đông xuân của xã sẽ mất trắng; nếu có mưa thì năng suất cũng giảm quá nửa”. Đặc biệt, hàng trăm hộ trồng càphê ở huyện Ia Grai đang héo hon, nóng lòng chờ mưa bởi đến thời điểm này, nhiều vườn càphê vẫn chưa được tưới nước đợt một.

Sốt dầu và ống dẫn nước

Trước cảnh Tây Nguyên đang đứng trước cơn đại hạn sớm, nhiều chủ vườn càphê ở Đắk Lắk, Đắk Nông đã phải thuê xe chuyên dùng chở nước tưới với giá 500.000 đồng/chuyến, cao gấp 3 lần mọi năm.

Ông Lê Hữu Phước, một nông dân trồng cà phê ở Buôn Hồ, Đắk Lắk ngậm ngùi trước cảnh thiếu nước trong mùa khô.

Ông Lê Hữu Phước, một nông dân tâm sự: “Tôi làm càphê đã lâu, biết thế nào cũng thiếu nước nhưng vẫn không dám giúp bà con bởi phần vì không có nước để bơm lên xe, phần vì tưới kiểu này hiệu quả không cao mà quá nguy hiểm. Không những thế, xăng dầu và ống dẫn nước tưới tiêu hiện đang rất “sốt”, giá tăng lên từng ngày”.

Được biết, 2 tỉnh này hiện chưa thiếu nước nghiêm trọng, song nguy cơ đại hạn cũng đang cận kề nên bà con rất lo ngại. Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Nông cho biết: “Mặc dù hạn hán chưa lâu nhưng không hiểu sao nguồn nước cạn kiệt rất nhanh. Nếu 1 tháng nữa không có mưa thì tỉnh sẽ mất khoảng 500 ha lúa ở hai huyện Krông Nô và Cư Jut, hơn 10.000 ha càphê của các huyện Đăk Mil, Cư Jut. Thiệt hại sẽ khó lường”.

Tại Đắk Lắk, theo khảo sát của chúng tôi, hầu hết các cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở những vùng trọng điểm trồng càphê như Cư M’gar, Cư Kuin, Krông Pắk, Krông Năng, Ea H’leo, thị xã Buôn Hồ... đều chỉ xuất bán với số lượng có hạn, khiến bà con vô cùng chán nản. Cây trồng khô héo, nguồn nước mỗi lúc một cạn kiệt, trong khi muốn bơm được nước phải có dầu, vậy mà máy móc và giá dầu cứ tăng vùn vụt...

Để cứu cây trồng khỏi tình trạng hạn hán, chính quyền và nông dân Tây Nguyên hiện vẫn áp dụng các biện pháp “thủ công”, đó là kêu gọi tiết kiệm nước tưới; ra quân nạo vét hệ thống kênh mương...; những hộ có điều kiện thì tiếp tục khoan giếng, khai thác mạch nước ngầm. Còn ở những nơi quá khó khăn, bà con đành cam chịu nhìn cây chết dần chết mòn vì khát.

Thi - Lâm - Trung

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang