• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông sản thời "sốt giá": Sắn ồ ạt xuất ngoại

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 01/03/2011
Ngày cập nhật: 2/3/2011

Dọc theo tuyến đường trục dọc phía tây Phú Yên từ xã Sơn Hội (huyện Sơn Hòa) đến xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) hiện có hàng trăm điểm mua cây sắn. Hiện giá sắn lát tại nhiều nơi được đẩy lên cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Công nhân của thương lái Đặng Cẩm Thu ở xã Sơn Hội (huyện Sơn Hòa) xắt lát sắn để phơi - Ảnh: H.NAM

TRANH MUA, TRANH BÁN

Hơn một tuần nay, tại các huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân và các xã miền núi huyện Tuy An, nhiều thương lái đổ xô đi thu gom sắn, tạo ra hiện tượng “sốt giá”. Theo chân chị Phạm Thị Bảy, một người chuyên đi thu mua sắn ở xã Sơn Hội (huyện Sơn Hòa), chúng tôi “thâm nhập” các khu vực gò đồi trồng sắn, ở đó nông dân đang thu hoạch sắn tận dụng bán từ củ đến cây. Chị Bảy cho biết: “Hiện thị trường “ăn” mạnh sắn nên phải chịu khó vào rẫy để mua, thậm chí còn đặt tiền cọc, nếu không người khác đến hớt tay trên”.

Chị Nguyễn Thị Hải, một nông dân ở xã Sơn Hội, cho hay: “Năm ngoái bán 1 ha sắn thu 22 triệu đồng, nay bán chưa hết (vì sắn xắt lát mới thu hoạch đợt sau, phơi chưa khô) đã thu được gần 30 triệu đồng. Nếu chịu khó ngồi băm thân cây sắn thì cũng thu thêm được trên 1 triệu đồng/ha”. Tại xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân), giá mua “sô” (mua nguyên đám sắn chưa thu hoạch) liên tục leo thang. Anh Sáu, một nông dân trồng sắn tại xã Xuân Phước, cho biết vừa bán 0,5 ha sắn với giá lên tới 15 triệu đồng. “Tôi bán trước nên bị hớ, mới đây người mua sắn đến trả giá 0,5 ha sắn của đứa em gái tôi gần 17 triệu đồng, họ bảo sắn củ to, cây cao nên mua được giá hơn” - anh Sáu cho biết.

Tại vùng trồng sắn ở hai xã An Thọ, An Xuân (huyện Tuy An), cây sắn cũng được thương lái săn lùng ráo riết, giá mua từ 800 đến 1.000 đồng/kg, nông dân đổ xô chặt bán. Bà Thái Thị Thân ở xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân), cho biết: “Thương lái lùng sục từng nhà hỏi mua cây sắn nên tôi dạo các bờ gò tìm chặt sắn giống bán kiếm thêm thu nhập”. Không riêng gì bà Thân, nhiều nông dân ở xã Xuân Phước cũng tranh thủ đi chặt cây sắn về bán kiếm tiền, ban đầu nhiều thì chọn cây to, về sau sắn khan hiếm dần thì “mót” cả cây nhỏ. Tuy nhiên, cách đây một ngày thương lái hạ giá chỉ còn 500 đồng/kg, sau đó thì dứt khoát không mua. Hiện nhiều đống cây sắn ế nằm ngổn ngang cạnh các tuyến đường. Chị Lanh, một thương lái thu mua nhỏ ở Đồng Xuân, than vãn: “Cây sắn chất lên xe, đùng một cái bạn hàng gọi điện đến không nhập nữa, lỗ là cái chắc”.

Việc thương lái săn lùng cây sắn khiến nhiều diện tích đã chuẩn bị đất trồng nhưng không còn cây sắn giống. Bà Nguyễn Thị Thân ở xã An Thọ (huyện Tuy An) cho biết: “Rẫy sắn nhà tôi ở thôn Phú Cần (xã An Thọ). Ngày nào tôi cũng đi thăm chừng, nhưng cũng không ngăn chặn kẻ trộm được. Sắp đến không biết tìm cây sắn đâu mà trồng”. Theo kế hoạch, niên vụ 2010 - 2011, tỉnh Phú Yên trồng 12.500 ha sắn, sản lượng dự ước đạt 200.000 tấn. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm sắn giống có nguy cơ ảnh hưởng đến sản lượng chung của toàn tỉnh. Ông Nguyễn Văn Tri, Phó Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân lo ngại: “Tình trạng mua sắn cây băm nát như hiện nay dễ dẫn đến nguy cơ thiếu sắn giống trầm trọng. Ngành đang cùng với các địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân không nên nhất thời chạy theo lợi nhuận mà quên đi yếu tố sản xuất lâu dài”.

TRANH THỦ TRỘN TẠP CHẤT

Theo các thương lái, giá cây sắn cũng như sắn lát tăng do nhu cầu của Trung Quốc. Lái buôn Trung Quốc ký hợp đồng trực tiếp với các kho (cơ sở mua bán sắn) gần cảng Quy Nhơn (Bình Định) và chấp nhận 20% tạp chất, vì thế các kho tranh thủ pha tạp chất là cây sắn vào để kiếm lãi.

Nhiều điểm mua cây sắn xuất hiện ở huyện Sơn Hòa. Ảnh: H.NAM

Chị Đặng Cẩm Thu, chủ đại lý Thu Tân chuyên mua sắn xắt lát ở huyện Sơn Hòa, cho hay: “Ngày nào tôi cũng xuất một chuyến xe chở sắn xắt lát ra cảng Quy Nhơn bán lại cho các kho nên biết rõ chuyện này. Họ có một đội ngũ pha trộn rất chuyên nghiệp”. Cũng theo chị Thu, mỗi ngày có đến hàng chục chiếc xe tải mang biển số Phú Yên chở sắn xắt lát và cây cây sắn ra bán lại cho các kho Minh Ân, Long Mỹ, Phú Lợi (cảng Quy Nhơn). Hiện tại các tàu chở sắn sang Trung Quốc ngày nào cũng cập cảng Quy Nhơn nên hàng sắn xắt lát bán rất chạy.

Giá mua sắn xắt lát tại huyện Sơn Hòa hiện ở mức 5.000 đồng/kg, nếu gom đủ chuyến xe tải trên 10 tấn chở ra Quy Nhơn bán, sau khi trừ chi phí, thương lái bỏ túi trên 1 triệu đồng. Chính vì vậy chị Thu sẵn sàng mua từ 5 - 10 ha sắn đám rồi thuê công thu hoạch, nạo bốc vỏ và chặt phơi. Bình thường sắn xắt lát phơi 4 - 5 nắng mới khô giòn, nhưng nhiều lúc khan hàng thì 2 - 3 nắng cũng bốc lên xe. Tuy nhiên đi “hàng miên” (sắn chưa khô) này nhiều rủi ro lắm. “Đã từng có trường hợp khi xe xuống hàng chủ kho phát hiện sắn ướt, không những họ không thanh toán tiền mà còn buộc bốc sắn ướt lên xe chở đi” - chị Thu nói.

Thị trường xuất khẩu sắn xắt lát sang Trung Quốc rất thất thường nên nhiều thương lái đã trả giá. Anh Nguyễn Văn Tâm, vừa là chủ xe tải vừa là thương lái ở huyện Đồng Xuân, tâm sự: “Trước đây có một chuyến xe sắn chở ra tưởng kho nhập liền không ngờ bị ứ hàng do tàu Trung Quốc không cập cảng các kho hết sức chứa. Ngồi chờ một ngày không thấy tăm hơi, sắn trên xe tươm nhựa, chỗ đâu mà phơi còn chở về tốn tiền chi phí đành chở đi nơi khác bán đổ bán tháo các đại lý nhỏ”. Anh Nguyễn Tính, một chủ xe ở Đồng Xuân giãi bày: “Tôi chỉ chở thuê thôi nhưng thấy họ pha trộn vậy chẳng khác nào bôi nhọ sản phẩm quê mình”.

Ông Huỳnh Văn Đồng, Phó Giám đốc Nhà máy Sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân, cho biết năm qua do tình trạng ồ ạt xuất khẩu sắn lát sang Trung Quốc nên nhà máy thiếu nguyên liệu. Theo kế hoạch, niên vụ 2009 - 2010, nhà máy sản xuất 20.000 tấn sản phẩm, tương đương gần 90.000 tấn nguyên liệu. Tuy nhiên do tình trạng thương lái mua sắn nguyên đám xắt lát nên cuối vụ nhà máy thiếu nguyên liệu.

HOÀI NAM - PHƯƠNG NAM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang