• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu công nghệ “cánh đồng 8 tấn/ha”

Nguồn tin: Sài Gòn Tiếp Thị, 01/03/2011
Ngày cập nhật: 2/3/2011

Campuchia nuôi hi vọng xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo vào năm 2015 khi nhiều nông dân được chuyển giao công nghệ sản suất lúa từ Việt Nam. Ngài Ok SoKhon, Quốc vụ khanh nông lâm Vương quốc Campuchia, nói: “Phải làm sao nhiều người được học và ít nhất phải nắm được 80% nội dung công nghệ để ứng dụng trên đồng ruộng”.

Làm lúa theo kiểu Việt Nam

Bà Chay Suol, 75 tuổi, ấp TaTung, xã Phnom Danh, huyện Kirivong, tỉnh TaKeo tin rằng mô hình mới sẽ giúp bà thoát nghèo.

Campuchia sẽ trở thành đối thủ của Việt Nam trên thị trường lúa gạo? Ông Huỳnh Văn Thòn, tổng giám đốc Công ty CP BVTV An Giang (AGPPS), người kiên trì chuyển giao quy trình, xây dựng đề án, thực hiện mô hình xuất khẩu công nghệ, đưa các kỹ sư nông nghiệp (Bạn nhà nông - Farmer’s Friends - FF) sang Campuchia cùng ăn, cùng ở, cùng làm... nói: “ Sự hợp tác, chuyển giao công nghệ phát triển lúa gạo tại Campuchia, bắt đầu là sản lượng và đích đến là tiếng nói chung trên thị trường lúa gạo”.

Mục tiêu lâu dài này được cảm nhận theo nhiều cách khác nhau. Bà Chay Suol, 75 tuổi, ấp TaTung, xã Phnom Danh, huyện Kirivong, tỉnh TaKeo, nhìn chiếc bàn với những bao lúa ghi tên người trồng, năng suất lúa, khoe: “Nhà tui sẽ thoát nghèo nếu làm theo kiểu Việt Nam”.

Bà Suol có 3900 m2 đất, nuôi 4 miệng ăn khá vất vả. Lần đầu tiên bà nhìn thấy những ruộng lúa oằn bông. Người ta nói cho bà biết năng suất lúa 8 tấn/ha, có nơi 9,5 tấn. Chỉ mới vài tháng trước, cũng một nắng hai sương như những nông dân láng giềng Việt Nam, nhưng năng suất lúa phổ biến trên mảnh ruộng này chỉ có 2,5 tấn/ha. Còn bà Suol, chị Phone Sok Phinh, 37 tuổi, tham gia vùng dự án, nhận xét: "Chưa từng thấy ruộng lúa trúng như vầy”.

Ông Yen Sitha cũng ở Ta Tung có 5 ha đất. 3 ha trồng giống IR 50404, 2 ha làm giống OM 4218 do AGPPS cung cấp, năng suất 8,8 tấn/ha. Ở đây không có nhà máy xay lúa, tới mùa gặt cánh đồng vàng hực, thông thống, nơi nào cũng có lúa nhưng chưa bao giờ vượt quá 1.000 riels (1 riel ăn 5.6 VNĐ, tức chưa được 5.600 đ/kg). Với giá này, ông không vừa ý. “Giá 1100 - 1200 riels/kg mới chấp nhận được vì giá công gặt bây giờ là 35.000 riels/nhân công/ngày, tương đương 170.000 VNĐ”, ông nói.

Ở Takeo, thương lái chỉ mua tất cả giống lúa theo một giá. Từ khi AGPPS tổ chức điểm trình diễn, năng suất 8 - 9 tấn/ha, lúa “đẹp hơn” thương lái mua giá khác. Từ Tà Keo, thương lái gọi điện về Việt Nam không cần đổi sim, đi lại dễ dàng, nếu không thương lái từ Việt Nam sang mua hết.

Khách sạn ngàn sao

Ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng Giám đốc Cty CP BVTV An Giang (AGPPS), người kiên trì chuyển giao quy trình, xây dựng đề án, thực hiện mô hình xuất khẩu công nghệ canh nông sang Campuchia.

Kỹ sư trưởng dự án, ông Nguyễn Thuần Khiết cho biết: “Lúc đầu AGPPS hứa với nông dân trồng lúa năng suất chắc ăn 5 tấn/ha, cuối vụ năng suất 8 - 9 tấn/ha, giá thành 448 riel/kg trong khi bên ngoài mô hình 726 riel/kg. Tổng thu trong dự án: 7.760.000 riel/ha, trong khi ngoài mô hình chỉ thu được 4.850.000 riel/ha, lợi nhuận trong mô hình 4,1 triệu riel, gấp 4 lần ngoài vùng dự án”.

Điều đặc biệt nữa là khi gặt xong, cánh đồng mẩu vẫn khác biệt nhờ ruộng lúa, bờ hoa - được xem như khách sạn ngàn sao cho muôn loài thiên địch, côn trùng có ích.

Cùng với AGPPS, Tổng công ty phân bón hóa chất - dầu khí Việt Nam cùng hỗ trợ kỹ thuật, vật tư... giúp Vương quốc Campuchia phát triển vùng sản xuất lúa xuất khẩu.

Thứ trưởng bộ NN-PTNT Lương Lê Phương và ông Huỳnh Thế Năng, phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng việc chuyển giao công nghệ sinh thái, ruộng lúa bờ bao đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp.

“Việc chuyển giao công nghệ sinh thái ruộng lúa - bờ hoa từ IRRI về Việt Nam hồi năm ngoái, An Giang là điểm thứ hai sau Tiền Giang và hiện nay được chuyển giao cho Takeo thể hiện quyết tâm hợp tác về nông nghiệp giữa Việt Nam và Campuchia”, ông Huỳnh Thế Năng cho biết.

Ngài Ok SoKhon, quốc vụ khanh nông lâm Vương quốc Campuchia, nói “Phải làm sao nhiều người được học và ít nhất phải nắm được 80% nội dung công nghệ để ứng dụng trên đồng ruộng”.

Kim Chiến, 24 tuổi, quê ở Trà Vinh, tốt nghiệp ngành phát triển nông thôn, một trong tốp 4 FF đầu tiên được AGPPS điều từ Trà Vinh sang TaKeo giúp nông dân xây dựng vùng dự án nói: “Nông thôn hai bên rất giống nhau: Rất quý người có học về quê làm việc và họ sẽ vui khi bội thu, nhưng vui hơn hết khi có doanh nghiệp mua hết lúa với giá trên 1000 riel/kg”.

Ông Men Bon, có trang trại rộng 10 ha đất, trại nuôi heo 50 con và là người thành công trong dự án thú thiệt: "Lúc đầu lo lắng vì chúng tôi đã làm nhiều cách rồi nhưng có khi nào được năng suất 8 - 9 tấn/ha. Sau khi đi vào thực tế, tiếp thu phương pháp mới để làm, biết xài phân bón đúng thời kỳ tăng trưởng của cây lúa, biết cách dùng thuốc, biết cách giảm chi phí... nông dân với các kỹ sư FF rất gắn bó. Bây giờ, nhờ giống lúa của Việt Nam cho năng suất cao, chúng tôi mong chính quyền mua hết lúa do bà con ở đây làm lúa giống cho người khác để nhân rộng”.

HOÀNG LAN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang