• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Từ chuyện cái vỏ tôm...

Nguồn tin: CT, 24/5/2006
Ngày cập nhật: 24/5/2006

Tuần rồi, báo Tuổi Trẻ có bài viết về tình trạng nhiều nhà máy chế biến đầu vỏ tôm ở tỉnh Cà Mau đổ vỏ tôm xuống sông gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người dân sinh sống quanh đó. Vài ngày sau, trả lời phỏng vấn báo chí về biện pháp xử lý tình trạng này, ông Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Cà Mau có nói rằng “đã thanh tra, phạt hành chính và nhắc nhở khắc phục không biết bao nhiêu lần rồi nhưng tình hình vẫn không thay đổi”. Cái khó ở đây là nếu xử lý nặng tay với các doanh nghiệp (DN) chế biến gây ô nhiễm môi trường theo hướng phạt nặng hay đóng cửa thì có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế địa phương, khó thu hút đầu tư phát triển ngành chế biến thủy hải sản. Còn không xử lý được tình trạng ô nhiễm môi trường do vỏ tôm bị thải bừa bãi xuống sông, rạch thì người dân khiếu nại triền miên, môi trường tiếp tục bị hủy hoại!

Xem ra, bài toán nan giải này không chỉ riêng của tỉnh Cà Mau mà đã và đang là khó khăn của nhiều tỉnh, thành có các cơ sở chế biến tôm xuất khẩu hiện nay. Làm thế nào để xử lý hài hòa giữa phát triển kinh tế (lợi ích trước mắt) và bảo vệ môi trường (lợi ích lâu dài), tạo điều kiện tiếp tục phát triển ngành chế biến thủy sản bền vững?

Tình cờ, lướt trên trang Web http://irv.moi.gov.vn, người viết phát hiện một thông tin có liên quan đến vỏ tôm khá lý thú. Đó là: Chất Chitin- Chitosan chứa trong vỏ tôm là một loại nguyên liệu có thể ứng dụng cho nhiều ngành kinh tế. Theo đó, vỏ tôm thu gom tại các cơ sở chế biến đông lạnh, sau khi rửa sạch, sấy khô được đưa vào nồi phản ứng để loại bỏ muối vô cơ (muối can xi, muối phốt pho) và các protein. Sản phẩm thu được từ công đoạn này có tên là Chitin; sau đó lại được đưa vào ngâm trong dung dịch kiềm khoảng 2 giờ sẽ cho ra một chất mới là Chitosan. Theo một số nhà khoa học, Chitosan có khả năng khống chế sự gia tăng của tế bào ung thư; đã được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả khá cao trong công nghệ bào chế dược phẩm (làm thuốc chữa bỏng (phỏng), thuốc giảm đau, hạ cholesterol, thuốc chữa bệnh dạ dày, thuốc chữa chứng đau xương khớp, chống viêm cấp trên mô lành...). Một số kết quả nghiên cứu của các bác sĩ ở Bệnh viện K Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Hóa học những năm gần đây đã chứng minh những tác dụng đó của chất Chitosan trong vỏ tôm. Và trên thị trường dược phẩm hiện nay, loại thuốc chữa bệnh khớp làm từ vỏ tôm có tên Glucosamin ngày càng được sử dụng rộng rãi do ít gây tác dụng phụ. Ngoài ra, chất Chitosan cũng được ứng dụng trong một số ngành công nghiệp: hóa chất, mỹ phẩm, xử lý nước thải...

Phải chăng đây là lời giải cho bài toán xử lý vỏ tôm ở nhiều nhà máy chế biến thủy hải sản? Câu trả lời thuộc về chính quyền, cơ quan chức năng các địa phương nơi đang có các nhà máy chế biến tôm hoạt động. Nhưng có điều dễ nhận ra là: Nếu vỏ tôm từ các nhà máy này được đưa vào làm nguyên liệu để chế biến một số loại dược phẩm, xử lý nước thải... thì lợi ích không phải là nhỏ. Trước tiên, môi trường xung quanh các nhà máy chế biến tôm sẽ đỡ bị ô nhiễm; thêm nhiều người lao động có việc làm; giá trị con tôm sẽ được nâng lên (có thể bù đắp phần nào thiệt hại do bị áp thuế suất chống bán phá giá ở mức cao khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ); nguồn thu ngân sách địa phương có thể tăng lên; có thêm một số loại dược phẩm sản xuất trong nước giá rẻ... Vì thế, một dự án độc lập hay liên hoàn (gắn kết với chuỗi sản xuất ở các nhà máy chế biến thủy hải sản) để tận dụng vỏ tôm một cách hợp lý là một ý tưởng cần xem xét trên cơ sở liên kết giữa các DN với các cơ quan khoa học và nhất thiết phải có sự tác động hỗ trợ của Nhà nước.

Gần đây, nhiều người biết chuyện ông Hồ Xuân Thiên- Giám đốc Xí nghiệp chế biến thực phẩm (Công ty Agifish- An Giang) và các cộng sự nghiên cứu, chế tạo thành công dầu biodiesel từ mỡ cá tra, cá ba sa. Thành công này tạo ra một hướng sử dụng năng lượng sạch, rẻ, tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu từ phụ phẩm sẵn có, hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường do một số nhà máy thải mỡ cá tra, cá ba sa trực tiếp xuống sông vì... không biết để làm gì. Và theo nguồn tin của Thông tấn xã Việt Nam, trước đó, ở tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi của tỉnh này cũng đã thực hiện thành công đề tài sử dụng vỏ dứa (khóm) cho lên men vi sinh, làm thức ăn với chất lượng tốt cho nhiều loại gia súc. Nhờ đó, hạn chế được tình trạng đổ bỏ vỏ dứa từ các nhà máy chế biến dứa xuất khẩu gây ô nhiễm môi trường; giảm chi phí trong chăn nuôi...

Những thành công trên đây cho thấy một vấn đề: Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự gắn kết giữa các DN với các nhà khoa học là yếu tố hết sức quan trọng để giảm giá thành, nâng cao giá trị sản phẩm, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ quá trình sản xuất. Một trong những hướng liên kết đó là nghiên cứu, tận dụng các phụ phẩm, phụ liệu từ sản xuất làm thành những nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác. Muốn vậy, phải có những đơn đặt hàng từ phía DN với các nhà khoa học, các cơ quan khoa học; cần có những kênh thông tin kịp thời từ phía các nhà khoa học đến DN về những hướng, những kết quả nghiên cứu hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Nhưng ai sẽ làm chiếc “cầu nối” giữa DN và nhà khoa học? Thiết nghĩ, ở đây vai trò của các Sở Khoa học- công nghệ là rất quan trọng. Bên cạnh những đề tài do Nhà nước tài trợ hàng năm để thực hiện những nghiên cứu dài hơi phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, thiết nghĩ, các địa phương, nhất là các Sở Khoa học- công nghệ, nên chú trọng hơn đến việc kbuyến khích, tạo điều kiện cho các DN liên kết, đặt hàng với các nhà khoa học (thậm chí là các sinh viên giỏi ở các trường đại học) nghiên cứu thực hiện các đề tài cải tiến quy trình sản xuất, tiết kiệm chi phí (đặc biệt là chi phí về năng lượng); xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường từ sản xuất; tận dụng phụ phẩm phụ liệu hợp lý... Nhiều nhà khoa học khẳng định rằng, bên cạnh việc ứng dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, thì những cách làm trên đó cũng là một hướng đi đúng để các DN có thể tăng khả năng cạnh tranh, vững vàng trong thời kỳ hội nhập, phát triển nền kinh tế tri thức.

GIA HUY

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang