• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Nam: Làm giàu từ nấm

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 28/02/2011
Ngày cập nhật: 1/3/2011

Nấm rơm là mặt hàng nông sản đang có sức tiêu thụ lớn nên người trồng nấm ở Quảng Nam đã tìm nhiều cách thức đổi mới sản xuất, thu lợi nhuận cao.

Cung chưa đủ cầu

Từ khi sức tiêu thụ nấm rơm trên thị trường ngày càng mạnh, cung không đủ cầu thì mô hình trồng nấm càng được nhiều bà con ở Đại Lộc (Quảng Nam) triển khai rộng rãi. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, giá nấm tươi tăng lên 120 - 150 nghìn đồng/kg (gấp 2,5 đến 3 lần thời điểm ngày thường) nhiều hộ nông dân “trúng đậm” vì nấm.

Ông Phan Nhâm (một người trồng nấm ở khu 5, thị trấn Ái Nghĩa) cho biết, chỉ 15 ngày trước tết gia đình ông lãi khoảng 15 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí. Ngày thường, trên diện tích 100 m2, mỗi lứa vợ chồng ông thu hái được khoảng 45 - 50 kg nấm tươi; bình quân mỗi ký nấm giá 45 - 50 nghìn đồng, trừ các khoản công cán, chi phí, nguyên liệu, mỗi tháng vợ chồng ông lãi 4 - 5 triệu đồng. Những ngày tháng giêng này, tuy giá nấm hạ xuống còn 80 - 100 nghìn đồng/kg nhưng khoản thu nhập vợ chồng ông có được từ cây nấm không nhỏ. Sau nhiều thử nghiệm thành công, đến nay ông đã rất tự tin khi nói về kỹ thuật, chăm sóc nấm sao cho hiệu quả, đạt sản lượng cao. Theo ông Nhâm, làm nấm không cực như làm ruộng nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, chu đáo. “Chỉ sợ không có sức mà làm, chứ đầu ra rất thuận lợi. Có thể đổi đời từ... rơm” - ông Nhâm cười.

Ông Trương Văn Sáu (khu 3, thị trấn Ái Nghĩa) - Chủ tịch Hội người làm nấm huyện Đại Lộc cho biết, với diện tích 200 m2 mỗi lứa ông thu về cả tạ nấm, trừ chi phí, ông thu khoảng 7 - 8 triệu đồng. Đến kỳ thu hoạch, ông thu hái rồi đưa nấm đến chợ đầu mối tại Đà Nẵng để cân sỉ cho chủ buôn. Có khi khan hàng, chỉ cần gọi điện thoại, các chủ buôn sẽ đến tận nhà để thu mua. Điều đáng mừng là Hội người làm nấm do ông Sáu và một số thành viên gầy dựng đã hoạt động tích cực. “Bên cạnh việc làm kinh tế, 11 thành viên trong hội thường xuyên chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau nguồn vốn sản xuất. Anh em nào trồng nấm hiệu quả hoặc gặp thất bại, CLB sẽ họp bàn, phân tích, mổ xẻ tìm nguyên nhân để mọi người cùng học tập, rút kinh nghiệm” - ông Sáu nói.

Thế nhưng, dù sức tiêu thụ tại địa phương và một số nơi khá cao nhưng đầu ra sản phẩm vẫn còn có điểm đáng bàn. Hiện sản phẩm chỉ đến được những chợ đầu mối, bỏ sỉ cho các chủ buôn chứ chưa ra được thị trường lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay xuất khẩu nước ngoài. Trước đây, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Đại Lộc có thu mua nấm với số lượng nhiều, nhưng giá thành thấp hơn nhiều so với thị trường nên không được người làm nấm ủng hộ. Trên địa bàn huyện vẫn chưa có cơ sở chế biến, sản xuất nấm khô tại chỗ để có thể thu mua lượng sản phẩm lớn và bảo quản, chế biến thành phẩm đưa ra thị trường.

Nguồn giống đảm bảo

Theo ông Sáu và những người chuyên sản xuất nấm, bên cạnh yếu tố thị trường, ngoài khâu kỹ thuật, nếu thời tiết nắng quá thì nấm cũng khó đạt năng suất, phải làm giàn che; lạnh quá phải bỏ than ủ ấm cho nấm, điều chỉnh nhiệt độ hợp lý ở khoảng 25 - 32 độ C... Và đương nhiên, nguồn giống đóng vai trò quan trọng. Nhiều người cho biết, trước kia nấm mô (nấm được ủ trên rơm rạ chất thành đống) vốn được trồng nhiều bởi nguyên vật liệu (rơm rạ) ở đây nhiều vô kể. Gần đây, thay vì chất rơm thành đống, bà con ủ nấm trong những ụ rơm nhỏ để trong trại hoặc trên giàn. Những mô hình này ít tốn nguyên liệu, năng suất cao hơn, lại dễ chăm sóc, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, ở một số nơi còn có mô hình trồng meo nấm rơm trên xỉ bột cưa, nhưng loại hình này không được chuộng vì giá thành chỉ đạt khoảng 25 nghìn đồng/kg do không ngon bằng nấm được trồng hoàn toàn trên rơm (có vị thơm và ngọt).

Trước đây việc mua meo giống vô cùng khó khăn vì phải chuyển từ nơi khác về; nay, một số hộ trồng nấm ở Đại Lộc đã tạo ra được nguồn giống cung cấp cho bà con. Nhờ trải qua khóa đào tạo về kinh nghiệm làm giống, từng tham quan nhiều mô hình ươm giống nấm tại Đà Lạt, anh Ngô Hiền (thôn Nghĩa Bắc, xã Đại Nghĩa) đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn giống triển khai trên diện tích 1.000 m2 để làm meo nấm. Sản phẩm của anh không chỉ cung ứng cho toàn huyện mà còn phân phối đến một số vùng lân cận như Đà Nẵng, Điện Bàn, Hội An. Cơ sở của anh Hiền trung bình mỗi tháng đưa ra thị trường khoảng 10 - 15 nghìn bịch meo, với giá thành 1.700 đồng/bịch. Cơ sở của anh phần nào giải quyết sự thiếu hụt về nguồn giống, đồng thời đảm bảo mùa lạnh vẫn dồi dào nấm rơm chứ không như trước. Anh Hiền dự định thí nghiệm mô hình sản xuất meo nấm rơm trên trấu (thay vì trên rơm như hiện nay) nhằm tiết kiệm chi phí, nguyên vật liệu mà lại dễ chăm sóc, rút ngắn các công đoạn; đồng thời, khống chế điểm yếu của các giống meo khác ngay trong mùa lạnh.

Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn huyện có khoảng 50 hộ sản xuất nấm. Trong nỗ lực “tự thân vận động”, người làm nấm rất cần sự hỗ trợ về khoa học - công nghệ cũng như sự quan tâm đầu tư của huyện để bà con có điều kiện nhân rộng và phát triển mô hình.

BÍCH LIÊN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang