• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nguy cơ mất mùa vì chuột

Nguồn tin: Báo Đà Nẵng, 27/02/2011
Ngày cập nhật: 28/2/2011

Đã hơn 1 tháng qua, trên các cánh đồng Đà Nẵng, Quảng Nam, xuất hiện nạn chuột cắn phá lúa khủng khiếp. Từ trong Tết đến nay, diện tích lúa bị chuột cắn phá đến cả nghìn ha trong khi các cơ quan chức năng và người dân vẫn chưa tìm ra biện pháp diệt chuột hữu hiệu…

Đau đầu vì… chuột

Từ trước Tết đến nay, trên các cánh đồng ở Quảng Nam và Đà Nẵng đâu đâu người dân cũng ta thán về nạn chuột cắn lúa. Những trà lúa đang thời kỳ đẻ nhánh lổm chổm mảng xanh, mảng vàng do chuột cắn phá.

Lão nông Nguyễn Trường (75 tuổi, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) đang đào hang diệt chuột

Đi dọc các cánh đồng nằm ven QL14B trải dài từ các xã Hòa Nhơn, Hòa Khương, Hòa Phong (thuộc huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cho đến Đại Hiệp, Đại Quang, Đại Nghĩa, Đại Lãnh,… (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đâu đâu cũng thấy cảnh người dân vội vã vác cuốc đi diệt chuột. Không những thế, người dân dùng áo mưa, vải, cờ, rơm,… để làm trơi và bù nhìn đuổi chuột trên các cánh đồng.

Đang loay hoay cắm trơi và bù nhìn đuổi chuột, ông Lê Phú Hạnh (50 tuổi, thôn Cẩm Toại Trung, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), chỉ tay về đám ruộng lổ chổ do chuột cắn, than thở: Nhà ông làm 8 sào lúa ở 4 cánh đồng Chiên Thượng, Chiên Hạ, đồng Mẫu và Gò Da thì chuột phá hết cả 8. Hơn 1 tháng rồi, ông phải huy động tất cả mọi người trong nhà ra đồng diệt chuột nhưng diệt không xuể. "Năm nay không biết ở đâu ra mà nó nhiều quá, kiểu ni chắc nó ăn đến khi lúa trổ bông thì không còn để mà lúa gặt. Tôi sống mấy chục năm ở đây, chưa thấy có năm nào mà chuột nhiều như năm nay”, ông Hạnh nói.

Đang vác cuốc ra đồng đào hang chuột, lão nông Nguyễn Trường (75 tuổi, trú đội 7, thôn Cẩm Toại Trung, xã Hòa Phong), lắc đầu ngao ngán: “Gia đình tui làm 2,4 sào nhưng mấy ngày qua chuột phá hết. Ngày xưa có chuột treo trơi, bù nhìn thì nó sợ, bây giờ cắm trơi, bù nhìn khắp nơi mà nó vẫn cứ phá. Giờ không biết làm sao cho hết chuột? Nếu như kiểu này thì mùa này mất trắng. Lo nhất là bây giờ lúa non chuột đã phá như thế, đến khi lúa làm đòng, thân lúa ngọt hơn thì chắc chuột phá hết”.

Trong khi đó, hơn một tuần qua, nông dân huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) như ngồi trên lửa và đành bất lực nhìn chuột cắn phá lúa đến mức “báo động đỏ”. Tại các xã Đại Lãnh, Đại Hưng, Đại Phong, Đại Cường (huyện Đại Lộc), đặc biệt là các cánh đồng xã Đại Hiệp, diện tích lúa bị chuột cắn phá tăng lên ngày một. Trong khi, tại các cánh đồng ở Điện Bàn, nhất là cánh đồng La Trung (Điện Thọ), người nông dân trở nên lo lắng hơn bao giờ hết khi chuột tràn về cắn phá lúa.

Ít lụt nên… lắm chuột

Người dân “hết cách” diệt chuột, lúa vẫn cứ hư hại, chuột vẫn cắn phá trong khi các ngành chức năng, các đơn vị chuyên môn vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào giúp nhân dân diệt chuột mà chỉ dừng lại ở các cuộc… phát động.

Ông Lê Phú Hạnh (nông dân xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) thẩn thờ nhìn đám lúa bị chuột tàn phá

Khuôn mặt nhăn nheo rám nắng một cách khắc khổ, bà Nguyễn Thị Tặng (60 tuổi, xã Điện Thọ) nhìn đám lúa bị chuột phá nát, lo lắng: “Chuột nhiều quá chú ơi, diệt hoài mà không hết. Hết cách rồi đành đứng nhìn nó phá chớ biết răng chừ?”. Bà Tặng cho biết, đã nhiều ngày qua, người dân đã rủ nhau dùng nhiều biện pháp để diệt chuột như: đào diệt, bẫy bả, thậm chí dùng lửa, thuốc lá xông khói vào hang để diệt nhưng ruộng lúa vẫn cứ bị chuột phá.

Ông Hồ Ngọc Mẫn, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đại Lộc (Quảng Nam), cho biết: Toàn huyện có 4.367 ha lúa thì có đến 165 ha bị chuột phá hoại, trong đó có khoảng 35 ha bị hư hại từ 20% đến 30%. Năm nay do lụt nhỏ nên chuột sinh sôi rất nhiều. Trước khi vào vụ mùa, huyện đã vận động nhân dân đồng loạt ra quân đào diệt hơn 16.500 con chuột nhưng vẫn cắn phá trên diện rộng. Đến nay huyện đã 4 tấn bả chuột cho nhân dân diệt chuột.

Ông Đỗ Như Hồng, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Điện Bàn, cho biết: Toàn huyện Điện Bàn có 5.700 ha lúa Đông Xuân thì có đến hơn 100 ha bị chuột cắn phá. Theo đánh giá của ông Hồng, năm nay mật độ chuột cao hơn nhiều so với năm trước.

Bà Phạm Thị Xuân Hạnh, Trưởng phòng Kỹ Thuật – Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật TP Đà Nẵng, cho biết: trong và sau Tết đến nay, chuột phá lúa trên diện rộng trên tất cả các cánh đồng trên địa bàn thành phố với tỷ lệ hại từ 1 đến 4%. Theo thống kê, toàn thành phố có 3.500 ha lúa thì có đến trên 335 ha bị chuột phá hại (chiếm 10%), trong đó có 25 ha diện tích lúa của huyện Hòa Vang bị chuột phá với tỷ lệ hại từ 10% đến 20%. Để diệt chuột bảo vệ mùa màn, từ đầu vụ đến nay, Chi cục đã phát trên 8.750 gói hóa chất diệt chuột và đã diệt được 13.831 con chuột nhưng lượng chuột phá hoại vẫn không giảm.

Bà Hạnh cảnh báo, nếu như người dân và chính quyền địa phương không chủ động diệt chuột thì nguy cơ năng suất vụ Đông Xuân năm nay ở Đà Nẵng giảm mạnh.

Thanh Tuyền

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang