• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hải Dương: Gieo mạ trong thùng xốp và túi nilông - Mô hình mới cần quan tâm

Nguồn tin: Báo Hải Dương, 24/02/2011
Ngày cập nhật: 25/2/2011

Phương pháp này tiết kiệm được nhiều khoản chi phí: không mất công làm ruộng gieo mạ, mua ni-lông, làm khung che phủ, chống chuột, chim, sâu bọ phá hoại; phun thuốc trừ sâu nhanh, tốn ít hơn so với trước.

Mạ gieo trong hộp xốp

Vụ chiêm xuân năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Làn ở thôn Tống Xá, xã Thanh Quang (Nam Sách - Hải Dương) cấy 3 sào lúa, mỗi sào cần 2 kg thóc giống. Tuy nhiên, do chị gieo mạ trước Tết, đúng vào đợt rét đậm, rét hại kéo dài nên một phần diện tích mạ bị chết. Gia đình chị rất lo lắng trước khả năng sẽ thiếu mạ để cấy. Trước tình hình trên, chị được cán bộ Trạm Khuyến nông Nam Sách giới thiệu và hướng dẫn thực hiện mô hình gieo mạ trong thùng xốp. Chị Làn cho biết, mặc dù gia đình chị gieo mạ muộn nhưng cấy vẫn đúng mùa vụ. Chị đã cấy được mấy ngày, cây mạ bén rễ nhanh và xanh hơn so với mạ gieo cấy theo phương pháp truyền thống. Nhiều người dân trong thôn, trong xã đã đến tìm hiểu mô hình mới này.

Ông Nguyễn Hữu Vân, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Nam Sách cho biết, do thời tiết năm nay rét đậm, rét hại kéo dài, diện tích mạ gieo trên sân cũng như mạ dược chết khá nhiều. Nhiều gia đình lo lắng vì thiếu mạ. Trong khi đó, thực hiện một số phương pháp truyền thống như gieo mạ sân, gieo vãi vừa mất nhiều thời gian, vừa tốn công sức tỉa dặm. Trước tình trạng trên, cán bộ của trạm đã quyết tâm nghiên cứu và tìm ra mô hình gieo mạ thích hợp trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Nhà ông Vân ở gần chợ Rồng (Thanh Quang) có nhiều người buôn bán hoa quả, sử dụng thùng xốp đựng hoa quả. Sau khi bán hàng xong, các loại thùng xốp này thường bị vứt bỏ hoặc bán làm phế liệu. Qua thực tế sử dụng hộp xốp đựng đồ đông lạnh, ông thấy loại thùng này giữ nhiệt tốt, nhỏ gọn, dễ bảo quản. Ông Vân đã bàn với các cán bộ Trạm Khuyến nông huyện sử dụng thùng xốp để ngâm và gieo mạ. Ý kiến này của ông được các cán bộ ủng hộ và bắt tay thực hiện mô hình gieo mạ trong thùng xốp và túi ni-lông. Do nắm vững kiến thức nông nghiệp nên khi thực hiện, cán bộ của trạm không gặp khó khăn. Đối với gieo mạ trong thùng xốp, cho khoảng 3 - 4 kg giống vào rồi đổ nước ấm khuấy đều, đậy nắp và để 1 ngày, đêm thay nước ấm 1 lần. Sau khoảng 2 ngày 2 đêm, khi hạt thóc đã no, chắt sạch nước, đổ thóc vào vải bông ủ ngay trong hộp và đậy nắp lại. Khi được 24 - 30 giờ tiếp tục cho thóc uống nước ấm khoảng 3 - 4 giờ rồi chắt nước ủ tiếp như ban đầu. Trước khi gieo mạ cần rắc một lớp trấu mỏng dày khoảng 1 cm để lưu thông khí dưới đáy hộp, rải lớp bùn hoa từ 0,5 - 1 cm lên trên. Mỗi hộp xốp gieo 0,3 kg mống. Dùng ni-lông trắng căng kín mặt hộp xốp (thay cho nắp đậy ban đầu). Đặt trong nhà nơi kín gió đến khi mống mạ ngồi, cây mạ ra lá đầu tiên thì đặt ngoài trời. Trước khi cấy khoảng 2 - 3 ngày mở ni-lông để mạ quen dần với ngoại cảnh.

Đối với gieo mạ trong túi ni-lông, nên dùng loại túi trắng, dày tạo được độ cứng để có khoảng trống phía trên. Mỗi túi ngâm 0,15 kg giống, cho nước ấm vào đến 1/3 túi, buộc kín để ở góc nhà, mỗi ngày thay nước ấm một lần. Tùy theo từng loại giống thóc ngâm sao cho thóc được no nước (48 - 50 giờ). Chắt nước, gập túi, đậy vải để ủ. Khi hạt thóc đã nứt nanh thì cho uống nước ấm khoảng 3 giờ/ngày. Làm như vậy trong vòng 3 ngày liền rồi chắt nước, mống sẽ tự mọc thành cây mạ.

Ông Vân cho biết, ban ngày bắt buộc phải để hộp xốp, túi ni-lông ngoài trời để mống mạ được tiếp nhận ánh sáng trực xạ. Khi lá thật thứ nhất xoè loa kèn thì tưới một lớp nước bùn hoa mỏng, sau đó lại căng buộc kín bằng ni-lông như ban đầu. Chỉ hé mở ni-lông vào buổi trưa có nắng ấm. Tuy nhiên, việc gieo mạ trong túi ni-lông không thuận tiện bằng gieo trong hộp xốp: gieo được ít mạ, vận chuyển khó...

Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông huyện, hình thức gieo mạ mới này mang lại nhiều thuận lợi: thời gian từ khi gieo đến khi cấy được rút ngắn khoảng 4 - 5 ngày; khả năng tách bóc từng dảnh mạ dễ dàng; nông dân chỉ mất 12 - 16 nghìn đồng/sào để mua hộp xốp và 2.500 - 5.000 đồng/sào để mua túi ni-lông ở vụ đầu. Nếu được bảo quản tốt nhiều vụ sau vẫn có thể dùng lại. Phương pháp này tiết kiệm được nhiều khoản chi phí: không mất công làm ruộng gieo mạ, mua ni-lông, làm khung che phủ, chống chuột, chim, sâu bọ phá hoại; phun thuốc trừ sâu nhanh, tốn ít hơn so với trước. Thêm vào đó, việc vận chuyển mạ ra ruộng cấy cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Năm nay, trạm mới thực hiện thí điểm để cấy hơn 4 sào, Trong thời gian tới, Trạm Khuyến nông Nam Sách sẽ tập trung tuyên truyền phổ biến các kiến thức về gieo mạ trong hộp xốp tới đông đảo nhân dân, giúp họ chủ động đối phó với thời tiết có nhiều biến động như hiện nay.

PV

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang