• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà Mau: Trồng đậu xanh trên đất lúa 2 vụ - Giải pháp thoát nghèo vùng ngọt hóa

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 20/02/2011
Ngày cập nhật: 21/2/2011

Mới ra giêng, nông dân huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã bắt đầu xuống giống đậu xanh trên đất lúa 2 vụ. Diện tích xuống giống năm sau luôn cao hơn năm trước. Đời sống bà con không ngừng được cải thiện từ mô hình đưa màu xuống ruộng này.

Huyện Trần Văn Thời là địa phương có diện tích trồng đậu xanh lớn nhất trong tỉnh, với gần 1.000 ha, tập trung ở các xã: Khánh Bình Tây, Khánh Hưng và Trần Hợi. Năm 2010, nông dân huyện Trần Văn Thời trúng đậm vụ đậu xanh trên ruộng lúa, năng suất đạt khoảng 1,5 - 2 tấn/ha, được thương lái vào tận nhà mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg.

Thu hoạch “ép” lúa để trồng đậu

Anh Nguyễn Cứu Quốc, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Bình Tây, cho biết, năm trước do thời tiết không thuận lợi (hạn sớm) nên bà con dè dặt trong xuống giống, chỉ trồng được 130 ha. Nhờ ít người trồng mà đậu xanh được giá, bà con cũng thu về hàng chục triệu đồng/ha. Việc trồng đậu xanh trên diện tích lúa 2 vụ đã góp phần rất lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Trồng đậu xanh trên ruộng lúa của bà con nông dân ấp Cơi 5A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Ảnh: CHÍ THANH

Năm 2011, mặc dù mới ở thời điểm đầu tháng giêng nhưng đã có một số bà con xuống giống đậu xanh.

Tại ấp Cơi 5B đã có trên 30 ha xuống giống. Anh Trần Chí Linh, người đã có gần 10 năm trồng đậu xanh, bộc bạch: “Việc trồng đậu xanh sẽ tạo nguồn phân bón cho cây lúa vụ hè thu. Trồng đậu xanh trên đất ruộng rất có lợi cho đất nên đã gần 10 năm nay, năm nào gia đình tôi cũng tỉa đậu. Năm nay chỉ xuống giống khoảng 6.000 m2, số còn lại cho mấy người bà con bên ấp Đá Bạc A mượn để tỉa đậu, vì đất bên đó không trồng được đậu. Làm như vậy vừa có thể giúp mọi người tăng thêm thu nhập vừa cải tạo đất tốt hơn”.

Anh bật mí: “Là kinh tế phụ nhưng trồng đậu xanh lại cho thu nhập chính. Vụ mùa năm 2010, gia đình tôi tỉa trên 7 công đậu xanh, sau khi thu hoạch trừ chi phí còn lãi từ 5 - 6 triệu đồng/công”.

Anh Quốc cho biết thêm, năm 2011 này, Nghị quyết của Đảng ủy cũng nhấn mạnh việc phát triển diện tích đậu xanh trên đất lúa 2 vụ. Mô hình này cần phải nhân rộng trong thời gian tới. Cụ thể chỉ tiêu của xã năm nay là 450 ha, tập trung ở 2 ấp: Cơi 5A và Cơi 5B.

Tuy nhiên, mùa mưa năm nay kéo dài nên đến thời điểm này một số trà lúa vẫn chưa thu hoạch được. Mặc dù vậy, do hiệu quả kinh tế từ việc trồng đậu quá cao (gấp 3 lần so với trồng lúa) nên bà con đã chủ động tát nước hoặc thu hoạch “ép” các trà lúa chưa chín đều để kịp xuống giống đậu.

Tại xã Khánh Hưng, không khí ngày mùa khá sôi nổi. Nhiều bà con đã bắt đầu làm đất, xuống giống đậu xanh. Anh Danh Sươl, nông dân ấp Kinh Đứng B, người có gần 20 năm trong trồng đậu xanh trên ruộng lúa, cho biết, mặc dù là trồng luân canh trên đất lúa nhưng cây đậu xanh vẫn là kinh tế mũi nhọn đối với bà con ấp Kinh Đứng này.

Đa số bà con trong ấp là những người dân tộc (ít đất, nhà nghèo, thời gian nhàn rỗi nhiều, công lao động dồi dào), chính điều kiện này lại phù hợp với đặc thù của nghề rẫy. Vụ mùa rồi gia đình anh trồng được 12 công, bình quân cũng đạt khoảng 200 kg/công.Với giá bán 27.000 đồng/kg anh cũng thu lãi trên 60 triệu đồng.

Cần chuyển giao, cải tạo giống

Chị Quách Thị Kim Liên, Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Kinh Đứng B, khẳng định: “Phụ nữ ấp này không giàu được chỉ có thể là thiếu chăm chỉ thôi. Bởi đất này không chỉ trồng tốt 2 vụ lúa/năm mà còn trồng được 1 vụ đậu xanh thu nhập gấp 3 lần từ trồng lúa. Nhà nào không có đất thì mượn hoặc mướn rẻ của nhà nhiều đất để trồng vụ đậu xanh, trồng màu trên bờ bao cho thu nhập cũng đủ sống. Nhờ nắm bắt và vận dụng tốt kỹ thuật vào sản xuất, nên chỉ sau gần 2 tháng chăm sóc, nông dân thu lời gần 6 triệu đồng/công”.

Vào mùa đậu xanh, đến ấp Kinh Đứng B nhà nào cũng bận rộn suốt. Từ xuống giống đến khâu tưới tiêu lại quay ra bón phân rồi thu hoạch đậu. Công việc trồng đậu chỉ gói gọn trong vòng khoảng 55 - 60 ngày. Xong việc, nhà thì đi làm thuê hoặc vần công cho ruộng khác.

Anh Quốc lo ngại: “Giống vẫn còn trôi nổi nên cây đậu xanh vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh của nó. Trước giờ bà con ở đây vẫn quen ra tiệm mua hạt giống về gieo. Mà hạt giống ở tiệm thì cũng chính là hạt đậu thương phẩm mà bà con bán ra. Chính vì vậy vấn đề cải tạo giống để đạt chất lượng tối ưu cần sớm được các ngành, các cấp quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới”.

Năm cũ đi qua, năm mới bắt đầu, nông dân huyện Trần Văn Thời cũng bắt đầu năm mới bằng những vụ mùa đậu xanh bội thu.

Ngọc Huệ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang