• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghĩ suy trên vùng tiêu Đức Thuận (Bình Thuận)

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 18/02/2011
Ngày cập nhật: 20/2/2011

Tôi trở lại thăm các vườn tiêu Đức Thuận (Bình Thuận) vào một ngày đầu xuân, khi những hạt tiêu đã bắt đầu chớm đỏ, chuẩn bị cho vụ thu hoạch mà theo dự báo là sẽ rất háo hức của những người nông dân đã bao nhiêu năm chung thủy gắn bó với cây tiêu.

Trong vườn tiêu của anh Nguyễn Rân, dây tiêu vẫn xanh ngắt với những buồng tiêu trĩu hạt. Nói về giá hồ tiêu, anh chỉ thoáng chút ngậm ngùi mà không mấy luyến tiếc. Cả rẫy tiêu hơn 1 ha của anh đã chuyển đổi trọn vẹn sang cao su, và chỉ trong vài ba năm nữa sẽ cho những dòng mủ đầu tiên. Anh bảo, đã khổ vì tiêu nhiều rồi, hết quên ăn bỏ ngủ vì giá lại vắt chân lên cổ vì dịch bệnh, nên anh xem việc chuyển đổi cây trồng của mình là kịp thời. Tuy nhiên, là người đã nhiều năm gắn bó với tiêu, anh vẫn giữ lại những trụ tiêu quanh vườn như để nuôi hy vọng, để giảm luyến tiếc bởi giá tiêu lên xuống khó lường.

Cả xã Đức Thuận với “nhà nhà làm tiêu, người người làm tiêu” xem ra giờ chỉ có anh Nguyễn Ngọc Quế và anh Nguyễn Bạch là còn được đứng trước vụ thu hoạch mới với nụ cười rạng rỡ. Theo ước tính, vườn tiêu của anh Nguyễn Ngọc Quế năm nay có thể đạt sản lượng trên 5 tấn, còn anh Nguyễn Bạch cũng có thể đạt một nửa số ấy. Tôi lang thang giữa xứ sở của hồ tiêu trong mùa thu hoạch mà cảm thấy chạnh lòng. Khắp nơi, tiêu chỉ còn lác đác dưới vòm lá cao su, xơ xác úa vàng bởi thiếu bàn tay chăm sóc. Trước đây, khi phong trào trồng tiêu còn rầm rộ, đi đâu cũng thấy người ta hồ hởi chăm bón, tưới tắm cho tiêu. Trụ chết không đủ cho tiêu leo, thì người ta tìm ngay một loại trụ sống nào đó khả dĩ cho tiêu bám vào và vươn lên xanh ngắt. Thì vẫn còn đó những trụ căm xe, những cây gòn, cây vông như thuở đầu cây tiêu bám rễ vào lòng đất Đức Thuận, nhưng nay thì tiêu chỉ còn bám thành chùm dưới gốc, còn bên trên thì những cành cao su đang mùa thay lá, trơ trụi là vậy mà cũng đủ che rợp cả vườn tiêu.

Mấy năm nay, cao su được giá và đang là thứ cây trồng được ưu tiên số một trên đất Tánh Linh. Tuy nhiên, dù sản lượng lớn, giá trị cao, nhưng cao su vẫn tiềm ẩn lắm rủi ro. Trong khi đó, cây tiêu dù chỉ chiếm diện tích nhỏ nhưng lại đang là loại nông sản duy nhất mà chúng ta có thể tác động đến giá cả trên thị trường thế giới. Chúng ta đã xây dựng được 17 nhà máy chế biến tiêu, trong đó có 10 nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chư Sê và Phú Quốc là 2 thương hiệu chủ lực của Việt Nam lại chỉ là hai huyện, chứng tỏ dù không phải là giống cây trồng mang tính đại trà, cây tiêu vẫn có thể làm nên thế mạnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Chỉ tiếc là trong cái thế mạnh ấy hiện nay thì sự góp mặt của vùng tiêu Đức Thuận lại là rất nhỏ.

Việc chọn nuôi con gì, trồng cây gì cho một vùng đất là một việc làm khó khăn và đầy cân nhắc. Việc tàn lụi của những vườn tiêu Đức Thuận cũng có một phần là do các nhà khoa học đã chưa thật “nặng lòng”, lao tâm, vượt khó tìm hiểu bệnh tiêu, còn để người nông dân tự mày mò, xoay xở với thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng. Và hôm nay, khi chúng ta đã có thể yên tâm trước những rủi ro về giá, thì việc duy trì và nâng cao vị thế bằng một sản lượng áp đảo lại hết sức khó khăn, khi mà theo dự báo thì sản lượng tiêu năm nay cũng đang trên đà sụt giảm.

Hy vọng rằng với những thông tin hấp dẫn về giá hồ tiêu năm nay sẽ là động lực thôi thúc để người trồng tiêu Đức Thuận quan tâm hơn đến giống cây này. Và một ngày không xa, tiêu Đức Thuận cũng trở thành một thương hiệu vững vàng để người nông dân cùng với dây tiêu bám vào, leo lên để vươn đến một cuộc sống đủ đầy.

Theo thông tin mới nhất, giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức 5.400 USD/tấn; nghĩa là mỗi kg hồ tiêu xuất khẩu có thể mang về trên 110.000 đồng - một con số khá cao đối với người trồng tiêu. Sau bao năm quên ăn bỏ ngủ vì tiêu chết, tiêu bịnh thì thông tin trên đến với người nông dân trong những ngày đầu năm mới như một sự đền đáp xứng đáng: chúng ta không chỉ xuất khẩu tiêu giá cao, mà còn có đủ lực chi phối giá hồ tiêu trên thị trường thế giới. Dự tính niên vụ 2011, sản lượng hồ tiêu nước ta dao động từ 100.000 đến 110.000 tấn, chiếm gần 30% tổng sản lượng toàn cầu; trong đó, tiêu hạt xuất khẩu khoảng trên 100.000 tấn, chiếm 60% thị phần xuất khẩu thế giới.

Lương Văn Lễ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang