• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Lúa xác xơ vì chuột

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 13/02/2011
Ngày cập nhật: 14/2/2011

Hiện, 8.900 ha lúa đông xuân của huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đang trong giai đoạn từ đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông. Nhưng ở nhiều nơi, bà con đang đau đầu với nạn chuột cắn phá lúa.

Nông dân dùng bao ni-lông làm bẹo xua đuổi chuột nhưng không hiệu quả.

Gia đình chị Đặng Kim Tiên, ở ấp Nhơn Thuận 1, xã Nhơn Nghĩa A còn canh cánh nỗi lo ngoài đồng vì chuột cắn phá lúa. Chị Tiên cho biết, vụ đông xuân này, chị gieo sạ có 2 công lúa, lúc mới xuống giống thì bị mưa dập chết giống, khi giặm lại thấy lúa xanh tốt cũng mừng. Nhưng khi lúa được ngoài tháng tuổi thì trên ruộng loang lổ lúa ngả màu vàng, xem kỹ thì cây lúa đã gãy ngang do lũ chuột đồng cắn phá. Để bảo vệ lúa, gia đình chị dùng bả mồi; chặt môn nước rải vào ruộng; dùng bao ni-lông làm bẹo cho chuột sợ... nhưng tất cả các biện pháp này đều không hiệu quả. Đến nay, hơn 50% diện tích lúa trên ruộng của chị Tiên bị chuột phá hoại hư hại. Chị Tiên lo lắng: “Tôi làm nghề mua gánh bán bưng, không có nhiều vốn, phải mua chịu phân thuốc của đại lý để chăm sóc cho 2 công lúa. Bị thiệt hại như thế này, không biết lấy đâu ra tiền trả nợ, rồi lúa đâu mà ăn”.

Bí thư Chi bộ ấp Nhơn Thuận 1 Nguyễn Văn Suông cho biết: “Mấy năm trước, cánh đồng này cũng có chuột cắn phá lúa rải rác, nhưng không có nhiều như vụ này. Hiện nay, toàn ấp khoảng 7 hộ có lúa bị chuột cắn phá thiệt hại nặng như lúa của chị Tiên. Lúa của các hộ còn lại ít nhiều đều bị chuột “xơi”, bà con đã dùng nhiều cách diệt chuột nhưng đều không mang lại hiệu quả”.

Nhiều hộ thấy chuột phá lúa nóng lòng dùng cả xuyệt điện bẫy chuột rất nguy hiểm. Anh Phạm Văn Thế, ở ấp Nhơn Thuận 1 có lúa bị chuột cắn thiệt hại khoảng 50% diện tích gieo sạ, cho biết: “Lúa khoảng 1 tháng tuổi thì chuột cắn sát gốc, bây giờ lúa 2 tháng tuổi trổ bông lại tiếp tục cắn đứt luôn bông. Dùng bả diệt thấy cũng còn cắn, tôi giận quá dùng xuyệt điện bằng bình ắc quy để diệt chúng, đêm bẫy được vài con, nhưng hiện tại ruộng lúa vẫn còn bị lũ chuột cắn phá”.

Không riêng gì ở xã Nhơn Nghĩa A, mà lúa ở các nơi khác ít nhiều đều bị chuột cắn phá và nông dân cũng bế tắc trong cách diệt chuột. Đến nay, trà lúa Đông xuân hơn 8.900 ha ở huyện đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông. Theo thống kê ban đầu, toàn huyện có hơn 69 ha lúa đông xuân bị chuột cắn phá, tỷ lệ thiệt hại phổ biến từ 2 - 5%, không ít ruộng thiệt hại 20 - 50% trên các trà lúa đẻ nhánh - làm đòng, phân bố hầu hết ở các xã, thị trấn.

Theo kinh nghiệm của những lão nông và nhận định của ngành chuyên môn, năm nay phát sinh nhiều chuột là do ở Châu Thành A cũng như các địa phương khác nông dân có thói quen làm lúa 3 vụ/năm, giúp chuột có nguồn thức ăn phong phú. Mặt khác, sức sinh sản của chuột rất mạnh, trong khi đó, năm rồi lũ không lớn, chuột lại càng có điều kiện sinh sôi nảy nở đàn để cắn phá lúa. Ông Hà Minh Quang, ở ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây cho biết: “Mấy năm trước nước nhiều, toàn bộ những bờ thấp đều bị nước ngập hết, chuột tập trung lại một số ít bờ đê cao, anh em xúm lại bắt hoặc đặt bả chuột rất dễ. Năm rồi lũ nhỏ, bờ thấp cũng không ngập nên đất sống của chuột bao la, chúng làm hang sinh sản, bà con khó diệt theo cách thủ công”.

Theo ông Đặng Kiềm, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành A, trong thời gian tới chuột sẽ còn phát triển mạnh và cắn phá lúa Đông xuân vì chuột rất thích cắn lúa ở giai đoạn làm đòng, vì khi cắn vào khối đòng có vị ngọt kích thích sự háu ăn của chúng. Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh về trước, nếu lúa bị chuột cắn còn có cơ may phục hồi (đẻ chồi khác), nhưng ở giai đoạn làm đòng về sau, cây lúa không thể đẻ chồi, nên thiệt hại rất lớn đến năng suất lúa”.

Theo nhiều bà con nông dân, rầy nâu, đạo ôn có thể làm lúa thất trắng nhưng không đáng ngại vì chủ động là phòng trị được, còn chuột cắn phá thì đành “bó tay” không thể nào diệt hết. Không chỉ nông dân mà cả ngành chức năng địa phương cũng lúng túng trong việc hướng dẫn cho bà con nông dân cách diệt chuột hiệu quả. Chị Đặng Kim Tiên bức xúc: “Ngành chức năng nên tìm cách nào đó để hướng dẫn nông dân cách diệt chuột hiệu quả. Để các vụ sau có lúa mà ăn, chứ vụ này thu hoạch lúa bán ra không đủ tiền phân, thuốc”.

KIM VIẾNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang