• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân phá rừng trồng sắn

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 08/02/2011
Ngày cập nhật: 9/2/2011

Giá sắn tăng cao nên hiện nay hàng ngàn hộ nông dân ở Phú Yên đang chặt bỏ rừng keo, bạch đàn non tuổi để lấy đất trồng sắn.

Rầm rộ khai thác keo non

Tại xã miền núi An Xuân (huyện Tuy An Phú Yên), ông Đào Thanh Tuấn (thôn Xuân Trung) là một trong những người “khởi đầu” cho cách làm này. Ông Tuấn cho biết: “Gần 2 ha keo của tôi mới 4 năm tuổi, đang phát triển tốt, không tốn công chăm sóc và khoảng 3 năm nữa mới đến kỳ khai thác nhưng nay tôi quyết định phá để lấy đất trồng sắn. Ở thời điểm này, 1 ha sắn bán tại rẫy có giá trên 40 triệu đồng, ít đầu tư vốn, thời gian chăm sóc chỉ 10 tháng là thu hoạch. Trong khi đó rừng keo non vừa rồi tôi bán gần 2 ha chỉ được 24 triệu đồng, so với giá sắn như hiện nay, cùng diện tích đó, mỗi năm tôi mất trên 50 triệu đồng”. Theo cách tính của ông Tuấn, nếu chuyển sang trồng sắn, giá bình quân 2.000 đồng/kg sắn tươi, 10 tháng nữa, gần 2 ha đất trồng sắn thu khoảng trên 50 triệu đồng. Nếu giữ nguyên cây keo, mỗi năm, 1 ha chỉ sinh lời khoảng 6 triệu đồng.

Cùng cách suy nghĩ “bán keo sớm, vừa có tiền tiêu tết vừa có đất trồng sắn, sang năm thu nhiều hơn” như nông dân xã An Xuân, nhiều hộ dân ở xã Sơn Long, Sơn Định... (huyện Sơn Hòa) cũng có cách làm tương tự.

Thông thường, khai thác keo vào mùa nắng nhưng hiện nay ở các địa phương này, thanh niên trong thôn ngày nào cũng tập trung số đông đi chặt keo lấy đất trồng sắn. Ưu điểm của những đám sắn mới trồng từ đất rừng keo là đất xốp, sắn phát triển tốt, hứa hẹn một mùa bội thu...

Thấy đâu làm đó

Trước đây 5 - 6 năm, khi cây sắn, cây mía không có giá cao, phần lớn diện tích đất sản xuất ở các xã này bỏ hoang hoặc bán giá rẻ sản phẩm cho người mua làm thức ăn gia súc. Sau đó, phong trào trồng rừng lan mạnh, nông dân lại đổ xô trồng keo, những khu đất trống trở thành những cách rừng keo bạt ngàn. Một số hộ trồng sớm, đã khai thác, thu được hàng trăm triệu đồng, cuộc sống được cải thiện. Và cứ thế những ngọn đồi, nương rẫy gần xa đã phủ xanh rừng keo.

Năm nay, thấy sắn và mía có giá cao nên người dân đổ xô phá rừng để trồng loại cây này. Có điều cần quan tâm, nếu diện tích sắn tăng mạnh, trong khi công suất nhà máy chưa nâng, liệu đến lúc thu hoạch có xảy ra tình trạng cung cầu không cân xứng, dẫn đến tồn đọng, ứ hàng, thối sắn trên xe như những năm trước đây?

Bà Đào Thị Liên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã An Xuân cho biết: “Việc trồng sắn, mía là nghề chính từ xưa đến giờ của người dân ở đây. Tuy nhiên, do giá cả thị trường nên nông dân đã chuyển sang trồng keo với diện tích khá lớn. Năm nay, dân lại phá keo non trồng sắn, mía cũng vì giá cả thị trường. Nói chung tâm lý của nông dân là thấy đâu làm đó. Tôi chỉ sợ sang năm giá cả bấp bênh, nông dân sẽ chịu thiệt trước tiên”.

Theo ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh: Vụ sắn 2009 - 2010, toàn huyện Sông Hinh có khoảng 5.510 ha nhưng dự kiến trong vụ mới 2010 - 2011 có thể tăng lên 7.000 ha. Chủ trương của UBND huyện là ổn định vùng nguyên liệu sắn khoảng 5.000 ha. Hiện Phòng NN-PTNT huyện đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con thâm canh cây sắn nên xen canh cây trồng cây họ đậu để cải tạo đất, đồng thời chuyển những diện tích đất trồng sắn đã bạc màu sang trồng các loại cây khác phù hợp hơn.

QUỐC THẮNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang