• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải pháp đầu ra cho rau an toàn

Nguồn tin: Web Đảng Cộng Sản VN, 27/01/2011
Ngày cập nhật: 28/1/2011

Nhu cầu tiêu dùng rau dịp Tết Nguyên đán rất lớn, đặc biệt xu hướng dùng rau an toàn (RAT) đang tăng cao trong đại bộ phận người dân. Tuy nhiên, khâu sản xuất, đảm bảo quy trình, chất lượng đến bài toán đầu ra cho RAT đang gặp những khó khăn.

Nhu cầu lớn, điểm bán ít

Chiếm lĩnh thị trường rau hiện nay vẫn là rau trồng đại trà ở vùng ven trung tâm Hà Nội và một lượng không nhỏ rau, củ quả nhập từ Trung Quốc. Phần lớn rau, củ không rõ nguồn gốc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với hàm lượng không nhỏ khiến người tiêu dùng lo lắng. Chị Nguyễn Thị Hoan (Thanh Xuân - Hà Nội) cho biết: “Mua rau ở chợ nhưng chả biết nguồn gốc trồng ở đâu, bị phun thuốc sâu ra sao? Cảm thấy lo lắng, nhưng cũng đành vậy, bởi có muốn mua RAT cũng không biết mua ở đâu”. Nhu cầu dùng RAT là rất lớn, dù đắt hơn rau thường, nhưng nhiều người sẵn sảng trả thêm tiền để có được sản phẩm rau có chất lượng tốt, an toàn cho gia đình.

Chị Hoàng Thị Thuận (Cầu Giấy) cho biết: Chị có con nhỏ học bán trú, bữa trưa ăn tại trường, có nhiều phụ huynh mong muốn nhà trường sử dụng thực phẩm an toàn cho con em mình. “Dù chi phí bữa ăn cho con có đắt gấp đôi, chúng tôi cũng chấp nhận, miễn là đảm bảo thực phẩm an toàn, chất lượng cho con”. Thực tế, nhiều bậc phụ huynh có điều kiện kinh tế ở mức trung bình sẵn sàng tăng thêm tiền ăn cho con, để mua RAT có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, nhưng phần lớn các trường bán trú, các bếp ăn tập thể vẫn chưa mặn mà với thực phẩm sạch.

Theo thống kê của UBND Hà Nội, toàn thành phố có gần 6,5 triệu người, khu vực nội thành hơn 2,4 triệu người. Nhu cầu về rau là rất lớn, khoảng 2.600 tấn/ngày; nhu cầu rau ở khu vực nội thành khoảng 1.500 tấn/ngày và đặc biệt tăng cao trong những ngày cận Tết Nguyên đán. Trong đó, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, RAT ngày càng tăng cao. Hiện toàn thành phố có 8 chợ đầu mối bán buôn rau, củ quả như chợ Đền Lừ (Hoàng Mai), Long Biên (Ba Đình), Dịch Vọng hậu (Cầu Giấy), chợ Hà Đông… Sở Công Thương Hà Nội lập quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ đến năm 2015, trong đó đề xuất 5 chợ đầu mối bán buôn nông sản thực phẩm sạch và RAT, nhưng vẫn chưa được phê duyệt.

Cách nào tăng đầu ra cho RAT?

Hiện các quận, huyện có bố trí các quầy tiếp nhận và kinh doanh sản phẩm RAT, như Hà Đông 3 điểm, Long Biên 6 điểm, Thanh Trì 4 điểm, Thường Tín 2 điểm… Tuy vậy, số điểm bán RAT này chỉ chiếm vị trí rất nhỏ, chưa “phủ sóng” được nhiều so với nhu cầu tiêu thụ RAT, thực phẩm sạch của người dân.

Bà Nguyễn Thị Hoa, Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết: “Thị trường RAT tại Hà Nội đang trong tình trạng rất… trớ trêu. RAT sản xuất ra nhiều chưa biết bán ở đâu, có tình trạng ế thừa đổ đi nhiều, trong khi nhu cầu sử dụng RAT của người dân lại cao, nhưng không biết mua ở đâu”.

Các vùng có dự án trồng nhiều RAT như Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh Trì) với 107 ha; Thụy Hương (Chương Mỹ) 80 ha; Thanh Đa (Phúc Thọ) 50 ha… với 18 cơ sở sơ chế RAT được cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, “việc tìm kiếm và mở các cửa hàng tiêu thụ RAT rất khó khăn do giá thành thuê cửa hàng lên tới 10 - 15 triệu đồng/tháng, khó gánh nổi chi phí. Trong khi nhiều siêu thị có quầy RAT nhưng số lượng rất thấp do lợi nhuận ít, nên các siêu thị cũng không mấy mặn mà”, bà Hoa nhận định.

Một thực tế đang diễn ra, giá RAT ở tại vườn rất rẻ, nhưng đến tay người tiêu dùng, giá RAT lại cao. Bà Hoa nhìn nhận: “Đây là hiện tượng có thật. Công đoạn sơ chế, có chi phí bao bì, nhãn mác, chi phí hệ thống quản lý quy trình ở công ty bao tiêu sản phẩm mất rất nhiều công sức và chi phí lớn, giá RAT lên 15 - 20 nghìn đồng/kg. Rau khi ở đầu bờ giá rẻ, nhưng đến tay người tiêu dùng giá lên rất cao. Nhưng giá lên cao rồi mà các cơ sở vẫn lỗ. Vì thế đã xảy ra bất cập giữa sản xuất với kinh doanh”.

Để đẩy mạnh đầu ra cho RAT, theo bà Hoa, người sản xuất vẫn phải đảm bảo chất lượng, thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn, đảm bảo chất lượng, giữ lòng tin của người tiêu dùng. “Đồng thời, sang năm 2011, chúng tôi đang tìm hướng đi mới cho đầu ra RAT. Những cửa hàng nhỏ đang bán gạo, hàng khô, hàng đông lạnh… ở trung tâm thành phố, chúng tôi thuê của chính cửa hàng đó 1 - 2 m2 bày bán RAT, để giảm chi phí thuê địa điểm. Trong năm 2011, sẽ mở rộng thêm 150 cửa hàng, và tiếp tục mở rộng điểm “bán kèm” RAT như vậy”, bà Hoa cho biết.

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã xây dựng đề án phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT trên địa bàn. Trước mắt, UBND thành phố giao 40 điểm để bán RAT. Theo kế hoạch, Hapro phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 320 cửa hàng rau, thực phẩm an toàn.

An Nguyên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang