• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Trị: Phục hồi vị thế cây hồ tiêu vùng Cùa

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 24/01/2011
Ngày cập nhật: 26/1/2011

Có thể nói hương vị của hồ tiêu đã mang danh tiếng vùng Cùa (Cam Lộ, Quảng Trị) đi xa. Từ hàng chục năm qua, nhiều người biết đến vùng Cùa bởi hương vị đặc trưng hiếm có của hạt tiêu nơi đây, trên thương trường, tiêu Cùa đã mặc nhiên trở thành một thương hiệu bất thành văn bởi chất lượng không thể lẫn lộn của nó.

Chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về hạt tiêu vùng Cùa nhưng với những người buôn bán hồ tiêu lâu năm thì chất lượng và trọng lượng của hạt tiêu nơi đây khác xa những vùng tiêu khác, ấy thế mới có chuyện rất nhiều thương lái đi mua tiêu ở các địa phương khác về trộn với tiêu Cùa để dễ dàng tiêu thụ với giá cao.

“Cơn bão” đại hạ giá hạt tiêu trong những năm vừa qua đã tàn phá nặng nề những vườn tiêu vùng Cùa. Chỉ trong ba năm mà diện tích hồ tiêu giảm hơn một phần ba, từ gần 600 ha năm 2003 xuống chỉ còn 300 ha năm 2006, và hiện nay diện tích hồ tiêu toàn vùng cũng không nhích lên được bao nhiêu mà có nguy cơ giảm xuống bởi dịch bệnh, nợ nần và sự hờ hững của con người.

Vẫn còn nhiều gia đình ở vùng Cùa duy trì, phát triển vườn tiêu.

Và mới đây khi giá hồ tiêu trên thị trường tăng cao, người trồng tiêu vùng Cùa mới ngộ ra một điều rằng, nếu chỉ trồng tiêu theo dạng phong trào và không nắm vững quy luật thị trường thì dù có cố gắng đến đâu cây hồ tiêu vẫn lụi tàn và người trồng nó vẫn luẩn quẫn trong cái đói, cái nghèo.

Xã Cam Nghĩa, một vựa tiêu nổi tiếng với nhiều “ông vua vàng đen” đã tan nát sau nhiều năm giá hạt tiêu khô không vượt qua ngưỡng 20.000 đồng/kg. Trên 150 ha hồ tiêu tại đây đã bị xoá sổ và thay vào đó là sắn KM94, cao su, cỏ voi (nuôi bò nhốt) và cả cỏ dại (vì bỏ hoang). Nguyên do của vấn đề là do sự đầu tư ồ ạt theo dạng phong trào, khi hồ tiêu được giá thì nhà nhà trồng tiêu, người người vay tiền trồng tiêu để đến khi tiêu hạ giá, vườn tiêu tan tác nhưng số tiền nợ của người dân ở ngân hàng lên đến hàng chục tỷ đồng vẫn không trả được.

Sự suy sụp chóng vánh của cách đầu tư thiếu thận trọng đã giáng một đòn mạnh vào tâm lý người trồng tiêu và hậu quả cụ thể là nhiều vườn tiêu bị xóa sổ do không được đầu tư chăm sóc, do dịch bệnh và lòng người không mặn mà. Để duy trì cuộc sống, người trồng tiêu đã phải làm đủ thứ nghề, đi đốt than hầm, nấu cao lá vằng, kể cả bán đất, bán choái, làm thuê làm mướn đắp đổi qua ngày, thực tế đến nay vẫn còn nhiều gia đình vẫn chưa trả được nợ ngân hàng.

Còn ở Cam Chính, vấn đề cũng không có gì sáng sủa hơn, chỉ khác một điều người dân ở đây do không dám vay nhiều nên nợ nần có đỡ hơn, nhưng hậu quả tiêu rớt giá thì không có gì khác, nhiều người đã để vườn tiêu sống ngắc ngoải do không có vốn đầu tư hoặc thiếu sự quan tâm khi đầu ra của sản phẩm không đủ bù đắp chi phí.

Thực trạng trên kéo dài nhiều năm nhưng không phải không có người ở vùng Cùa vẫn gắn bó với cây hồ tiêu vì họ nắm được quy luật vận động hình sin của giá. Khi mọi người hoảng hốt trước việc hồ tiêu đại hạ giá, nhiều người vẫn kiên trì với việc đầu tư chăm sóc và mở rộng diện tích trồng mới vì theo họ sự sụt giảm giá chỉ có tính chất tạm thời, nếu kiên trì mai phục sẽ “thắng lớn”.

Và thực tế đã trả lời tính đúng đắn của nhận định này, chỉ riêng hai năm gần đây, việc giá hồ tiêu tăng lên trên mức 80.000 đồng/kg, đã có không ít người thu bạc triệu. Từ thực tế trên nhiều người đã tỉnh ngộ ra một điều là với vùng đất Cùa, đặc biệt là trong các vườn nhà, các vùng đất gần khu dân cư không thể trồng cây cao su được thì không có cây trồng gì mang lại hiệu quả cao hơn so với cây hồ tiêu và chưa thể có một loại cây công nghiệp nào có thể thay thế được chúng.

Do đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng, hạt tiêu vùng Cùa có một hương vị đặc trưng và được khách hàng nhiều nơi đón nhận, vậy có thể coi đây là một loại cây đặc sản của một vùng đất mà đã là cây đặc sản thì không lý gì không duy trì và phát triển chúng. Nhận thức được điều đó, nhiều năm qua, lãnh đạo huyện Cam Lộ đã tích cực chỉ đạo các địa phương và người dân tiếp tục phát triển cây hồ tiêu, quy hoạch lại vùng hồ tiêu và phát triển cây hồ tiêu giá rẻ để người trồng tiêu có thể sống được trong điều kiện giá cả hạt tiêu trên thị trường biến động thất thường.

Mới đây, UBND huyện đã có buổi làm việc với Công ty TNHH một thành viên thương mại Quảng Trị đề nghị phối hợp xây dựng thương hiệu cho hạt tiêu vùng Cùa để tìm lại được chỗ đứng xứng đáng của nó trên thị trường. Tại buổi làm việc này, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên thương mại Quảng Trị Hồ Xuân Hiếu cho biết, nhiều năm qua trong hoạt động kinh doanh của mình công ty cũng đã trăn trở tìm cách để đưa hạt tiêu vùng Cùa ra thương trường, nhưng do chưa quản lý được đầu vào nên khó đảm bảo được chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.

Vì vậy trong thời gian tới công ty sẽ đầu tư xây dựng một hệ thống chế biến hiện đại tại vùng Cùa, thu mua toàn bộ hạt tiêu tươi của người dân để chế biến, đóng gói, có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý rõ ràng để cung cấp cho hệ thống siêu thị mà công ty đã có quan hệ đối tác. Công ty cũng sẽ hợp tác với một số gia đình tìm cách phục hồi lại vườn tiêu, thuê chuyên gia kỹ thuật về địa phương hướng dẫn bà con thâm canh và trồng tiêu theo hướng sinh thái bền vững. Và như vậy chắc chắn giá trị hạt tiêu vùng Cùa sẽ gia tăng và duy trì được cây trồng truyền thống đặc hữu của địa phương.

Bên cạnh đó, việc khôi phục cây hồ tiêu vùng Cùa còn cần có sự thay đổi nhận thức của người dân. Nếu như trước đây họ trồng tiêu bằng mọi giá, chạy theo phong trào, thì giờ đây, cây tiêu phải tìm được chỗ đứng đích thực của nó trên những vùng đất phù hợp đã được quy hoạch, chủ động được nguồn nước tưới. Việc đầu tư cho cây tiêu cũng cần có sự thay đổi lớn, cần phải giảm chi phí bằng việc tận dụng những loại cây có sẵn trong vườn hoặc tìm tòi các giống cây trồng thích hợp với giá rẻ hơn việc mua trụ choái từ các nơi khác về vừa đắt đỏ vừa dễ chết do không phù hợp thổ nhưỡng. Mặt khác việc ứng dụng nông nghiệp sinh thái bền vững trong quá trình đầu tư thâm canh, hạn chế tối đa việc sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu không chỉ làm giảm giá thành mà còn cho sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bây giờ, khi giá mủ cao su đang lên cao, khi diện tích cây hồ tiêu đã giảm xuống một cách thảm hại mà nói đến chuyện khôi phục việc trồng tiêu ở vùng Cùa chắc sẽ được ít người hưởng ứng, nhưng như nhiều người khẳng định, cây hồ tiêu là một loại cây trồng đặc hữu của vùng Cùa, nếu để mất nó là một tổn thất lớn, đó là chưa nói so với nhiều loại cây công nghiệp khác đây cũng là loại cây rất có giá trị kinh tế, thân thiện với môi trường. Hiện nay giá hạt tiêu khô đang cao ngất ngưỡng (trên 130.000 đồng/kg) và nhu cầu thị trường là rất lớn, không lẽ gì chúng ta lại bỏ phí một tiềm năng mà không phải nơi nào cũng có được. Và thực tế cũng đã chứng minh rằng, trong sản xuất nông nghiệp chỉ có đa dạng hóa cây trồng mới hạn chế được rủi ro, vì lẽ đó, không thể không phục hồi lại vị thế cây hồ tiêu vùng Cùa.

HOÀNG ĐỨC

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang