• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng

Nguồn tin: Báo An Giang, 24/01/2011
Ngày cập nhật: 25/1/2011

Để tăng năng suất và diệt trừ dịch hại, người nông dân đã dùng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hơn mức cần thiết, trong khi đó nhận thức của họ về tác hại của thuốc, phân bón hóa học còn hạn chế. Điều này tác động làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường và đe dọa đến sức khỏe con người.

Để tăng năng suất, diệt trừ dịch hại, nông dân sử dụng phân bón, thuốc BVTV quá mức cần thiết.

Theo khảo sát của Trường đại học Cần Thơ, trong 3 thập niên qua, sản lượng lúa của nước ta liên tục tăng. Năm 1975 từ 11,6 triệu tấn tăng lên 35,6 triệu tấn vào năm 2004. Theo đó, diện tích canh tác cũng tăng từ 5,6 triệu héc-ta lên 7,3 triệu héc-ta; năng suất tăng từ 2,2 – 4,9 héc-ta/tấn. Sự gia tăng sản lượng này biến Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới và ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp. Và, để đạt được sản lượng đó người nông dân phải thay đổi tập quán canh tác từ 1 vụ lên 2 - 3 vụ lúa/năm. Phân bón và các loại thuốc phòng trừ dịch hại dần đóng vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất sản xuất của họ. Cũng theo nghiên cứu trên, ở ĐBSCL, lượng phân bón vô cơ được sử dụng trung bình trên một héc-ta lúa liên tục tăng, năm sau mức sử dụng cao hơn năm trước. Nếu như vào giai đoạn 1976 - 1981 mức sử dụng là 40 kg/héc-ta, thì đến giai đoạn năm 1987 - 1988 là 120 kg/héc-ta và 140 kg/năm vào năm 1992. Còn khảo sát của Trường đại học Kinh tế TP. HCM và Viện Lúa ĐBSCL, từ năm 1996 nông dân đã sử dụng trung bình khoảng 190 kg phân bón/héc-ta, mức sử dụng tăng gấp 5 lần. Con số này sẽ tiếp tục tăng trong những năm gần đây.

Trong cuộc khảo sát của Trường đại học Kinh tế TP. HCM năm 1997, nông dân ĐBSCL đã sử dụng 75 loại thuốc trừ dịch hại, trong đó có 28 loại thuốc BVTV, 17 loại thuốc diệt cỏ và 30 loại trị nấm bệnh. Trong số này thuốc trừ sâu chiếm đến 43% mà phần lớn thuộc nhóm I, nhóm II có độc tính cao và trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới – WHO.

Theo các nhà khoa học nhận định, việc thâm canh đã ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và sức khỏe con người khi nông dân chủ yếu dựa vào phân bón hóa học và thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Để tăng năng suất, diệt trừ dịch hại họ dùng nhiều phân bón hóa học, thuốc BVTV hơn mức cần thiết. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, tâm lý nóng vội, thiếu cơ sở khoa học trong việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV của hầu hết nông dân hiện nay. Theo Thạc sĩ Trần Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển nông thôn Trường đại học An Giang, côn trùng gây hại thường có vòng đời ngắn. Khi gây áp lực về hóa học lên chúng, chúng sẽ sản sinh ra những nòi mới có khả năng kháng lại hoạt chất đó. Để diệt được côn trùng nông dân phải sử dụng loại thuốc có độc tính cao hơn. Chính điều này là mối nguy hiểm đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường đất, nguồn nước,…

Theo ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang, tỷ lệ nông dân áp dụng thuốc trừ dịch hại là 100% và số lần phun xịt thuốc trung bình 8,3 lần/vụ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV hiện nay hết sức tùy tiện, không theo hướng dẫn. Năm 2009, kết quả phân tích dư lượng thuốc trừ sâu trên 106 mẫu rau thì có 12 mẫu vượt mức cho phép và có sử dụng thuốc ngoài danh mục. Với diện tích lúa năm 2010 hơn 566.000 héc-ta, nông dân An Giang cần nhu cầu sử dụng hơn 247.000 tấn phân bón các loại và hơn 1.000 tấn thuốc BVTV đổ xuống đồng ruộng. Con số này thật sự khủng khiếp, nếu tính cho cả đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 1,6 triệu héc-ta lúa. “Mặc dù bón, phun xịt nhiều như thế nhưng chỉ một lượng nhỏ phân bón, thuốc trừ sâu được cây trồng hấp thu, số còn lại sẽ chảy tràn trên đồng ruộng, kênh rạch hay ngấm vào đất, các mạch nước ngầm. Đó là chưa kể hầu hết các loại bao bì, chai lọ thuốc BVTV được nông dân vứt bỏ bừa bãi trên đồng ruộng, dưới rãnh, mương hoặc đem đốt không đúng cách, không đảm bảo an toàn. Đây là nguyên nhân chính làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường đất ngày càng nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe con người”, ông Phả cho biết thêm.

K.H

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang