• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vĩnh Long: Chi phí sản xuất lúa tăng cao

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 18/01/2011
Ngày cập nhật: 19/1/2011

Thời tiết bất thường, nhiều dịch bệnh, sâu hại... khiến người trồng lúa ngày càng tốn thêm nhiều chi phí. Từ đây, nhiều vấn đề đặt ra cho ruộng đồng cả trước mắt lẫn lâu dài.

Giống lúa - chuyện cũ mà... vẫn nóng

Trà lúa Đông Xuân của tỉnh Vĩnh Long hiện đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, chỉ một số ít đang trổ và chín sớm. Nhìn ruộng xanh mướt thì con gái, chúng tôi trầm trồ: “Năm nay chắc trúng mùa”. Chú Năm (xã Tân Thành, Bình Tân - Vĩnh Long) cười nhẹ: “Tốt lắm, nhưng tốn tiền quá cô chú ơi!”. Thông thường, vụ lúa chính trong năm này được nông dân rất kỳ vọng, bởi không chỉ cho năng suất cao, mà là mùa vụ thuận lợi nhất về thời tiết và ít sâu bệnh. Nhưng năm nay, ngay cả vụ Đông Xuân cũng chứa đựng quá nhiều bất trắc, mà bắt đầu vẫn là câu chuyện về giống.

“Vụ này nhiều bất trắc. Đây nè, từ đầu vụ khi vừa quăng hột lúa xuống, mấy đám mưa vùi giống hết, phải giặm lại thấy mồ tổ, lúa để dành ăn phải lấy làm giống” - chú Năm phân trần. (Đầu vụ, nhiều cánh đồng ở Tam Bình, Long Hồ, Bình Tân... tỷ lệ chết giống đến 50%. Toàn tỉnh Vĩnh Long có khoảng 12.000 ha lúa bị thiệt hại). Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện diện tích lúa Đông Xuân đang bị bệnh đạo ôn khoảng 7.000 ha, tỷ lệ nhiễm từ 4 - 10%.

Theo anh Năm Viễn (Lê Thanh Phong - Tư pháp xã Tân Hưng), ruộng lúa sử dụng giống IR 50404 đang bị đạo ôn dữ dằn nhất, lúa 40 ngày đã xịt thuốc đặc trị đến... 3 lần. Còn chú Tư thì cho biết “cứ 1 tuần là xịt ngừa 1 lần”. Theo bà con nông dân, năm nay bệnh đạo ôn xuất hiện nhiều là do thời tiết nặng sương và mưa kết thúc muộn. Nông dân Tân Hưng đã so sánh, giống IR50404 bị đạo ôn nặng, Vĩnh Long 2 nhiễm nhẹ, các giống như thơm lài, OM 5976... thì êm do có sức đề kháng tốt hơn. Nhưng nhiều nông dân nói thiệt: dù biết “thằng 3 lá xanh” (giống lúa IR50404) có thể do bị thoái hóa, mất sức đề kháng sâu bệnh nhưng năng suất cao, giá thành thấp nên khó bỏ được. Chính vì vậy, Tân Hưng vẫn có tới khoảng 80% diện tích là giống IR 50404. Chúng tôi cũng ghi nhận được tại Vũng Liêm, xã Xuân Hiệp, Hòa Bình (Trà Ôn), bệnh đạo ôn cũng xuất hiện khá nhiều. Theo anh Nguyễn Hồng Phương - cán bộ nông nghiệp xã Hòa Bình (Trà Ôn), “xã có đến 60% diện tích sạ giống 504”, và tất nhiên, nông dân ở đây cũng phải “xịt thuốc dữ lắm” mới phòng ngừa được bệnh đạo ôn.

Cũng chính vì giống lúa nên theo anh Lê Quang Thảo - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hiệp (Trà Ôn): “Nông dân thường sử dụng lúa ngang, lúa thịt để làm giống. Chính vì vậy, lúa thường bị thoái hóa, sâu bệnh nhiều. Chứ lúa 504 làm nguyên chủng vẫn tốt như thường”.

Thật ra, như báo chí và các nhà chuyên môn lẫn các doanh nghiệp đã khẳng định nhiều lần rằng, IR 50404 không hề “có lỗi” cũng không nên bỏ hẳn, nhưng chỉ nên duy trì một tỷ lệ thích hợp là tốt nhất (khoảng 20%) để phòng tránh dịch bệnh tập trung trên một trà lúa. Tuy vậy, theo cách lý giải của nông dân thì: Lúa 504 vừa cứng cây, vừa ngắn ngày lại chắc hột, được bông, nên không làm... không được.

Vấn đề này, một lần nữa cho thấy giống lúa đáp ứng được yêu cầu của nông dân vẫn là chuyện vô cùng cấp bách. Cụ thể là, trước mắt vẫn chưa có giống nào có thể qua mặt 504 về năng suất cao, công chăm sóc thấp, thời gian sinh trưởng ngắn,...

Dịch bệnh “từ trên trời rơi xuống”

Ngồi nhớ lại “chuyện xưa”, chú Liêm ở xã Tân Hưng cười như mếu: “Nhớ hồi mới có vài người “cỡ bự” đem cặp ốc bươu vàng về nuôi, thấy đẻ trứng đỏ au, ai cũng tắc lưỡi khen đẹp. Rồi tới khi ốc con lớn, ai “na ní” với chủ nhà lắm mới được mời ăn vài con lấy thảo. Dè đâu bây giờ ốc bươu vàng trở thành nỗi kinh hoàng của nông dân. Miệt Bình Tân vùng “rốn lũ” nên cứ tới mùa nước nổi là trứng ốc bươu vàng trôi đỏ lừ. “Lúa cỡ ngạnh trê là lúc giống ốc này nó ăn dữ nhất” - chú Năm Viễn cho biết. Theo chú Sáu Kim Sa thì: Cứ 1 công đất tốn ít nhất 2 lần rải thuốc trừ ốc, mất đứt 100.000 đ. Vậy là chưa kịp rải giống, ốc đã “quất” mất 1 giạ lúa của nông dân.

Đối với “dịch chuột” mùa này, Phó Chủ tịch xã Lê Quang Thảo cho rằng: Năm nay, lúa non vừa “thoát khỏi miệng ốc” lại phải đối mặt “hàm răng chuột”. Mà lúc lúa vừa gieo còn có thể sạ lại hoặc giặm vá thêm. Chứ giai đoạn 40 - 50 ngày tuổi - rất quan trọng đến năng suất cả vụ vì lúa đang đẻ nhánh, làm đòng - mà chuột cắn ngang chỉ... có nước chết chứ đâu vá giặm gì được nữa. Chúng tôi thấy được sự lo âu của người nông dân trên từng mảnh ruộng, khi đi qua cánh đồng lúa nào cũng nhận ra “dấu hiệu của chuột” với rất nhiều cây vèo cặm dày đặc trên ruộng.

Chi phí cũng nhiều hơn

Trước khi bước vào gieo sạ vụ Đông Xuân, các nhà khoa học đã cảnh báo nhiều bất lợi về thời tiết lẫn dịch bệnh. Thực tế, những gì đang diễn ra trên đồng ruộng đã chứng minh dự báo đó không sai. Sự gặp nhau giữa nhà khoa học và nông dân đã tìm thấy mẫu số chung chính là “nước nổi về muộn và thấp”. Lẽ ra mầm sâu bệnh bị nhấn chìm trong nước, lẽ ra chuột đã không có nơi để sinh sôi nhiều khi nước ngập hết các bờ bao... Rất nhiều cái “lẽ ra”, nếu có nước nổi về thì đã không có hệ quả như bây giờ.

Chú Sáu tính toán “500.000 đ phân thuốc cho một công đất mùa này không đủ. Nội xịt ngừa bệnh đã hơn 200.000 đ. Còn tiền thuốc cỏ, ốc, sâu bệnh... là thêm 300.000 đ nữa. Mà mùa này còn ít đó, mùa Hè Thu, Thu Đông còn dữ hơn”. Chú Liêm khẳng định: “Diệt cỏ ít nhất 2 lần/vụ, mà nhiều nhất là thuốc sâu. Hễ khi xịt thuốc trị sâu bệnh gì cũng phải có thuốc sâu kè theo”. Anh Út Quân (xã Hòa Bình), ngồi nhẩm tính rồi gãi gãi đầu: “Chi phí nhiều thiệt ta ơi, một triệu mốt mấy chục ngàn tiền thuốc, chưa kể tiền phân”. Anh làm 4 công ruộng, theo anh đến nay tổng chi phí khoảng 2,5 triệu đồng phân, thuốc. Chỉ tính riêng khoản xịt thuốc, cũng đếm không hết: cỏ, ốc, sâu, đạo ôn, đốm vàng, siêu to hạt... Và kinh nghiệm của nhiều nông dân là phải thăm đồng thường xuyên, phát hiện dấu hiệu bệnh để phòng trị kịp thời. Khi lúa đã phát bệnh thì chữa trị tốn kém, lại không hiệu quả.

Theo các nhà chuyên môn, biến đổi khí hậu mà trước mắt là mùa nước nổi không về sẽ còn tiếp tục gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp - đặc biệt là nghề trồng lúa nước. Chính vì thế, giống lúa thích hợp và các biện pháp kỹ thuật mới để ứng phó với biến đổi khí hậu cũng cần được lên “kịch bản” ngay từ bây giờ. Nếu không, người trồng lúa tuy bán được giá cao, nhưng rồi sẽ lại chịu cảnh lời rất ít.

BÌNH AN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang