• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng Tháp: Chuột cắn phá lúa đông xuân

Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 14/01/2011
Ngày cập nhật: 15/1/2011

Nhiều ruộng lúa đông xuân ở Đồng Tháp đã và đang bị nhiều chuột cắn phá, nhất là những khu vực đất gò, gần vườn, ven đê bao. Nông dân đã dùng nhiều biện pháp để diệt và đuổi chuột, nhưng hiệu quả không cao.

Nông dân các địa phương cho biết, chuột đã có nhiều từ vụ lúa thu đông rồi, đến vụ đông xuân này thì càng nhiều hơn. Do năm rồi lũ ít, nên chuột có nhiều nơi trú ngụ và sinh sản. Khi nước rút, chuột ra đồng cắn phá từ lúa non đến lúa lớn. Nếu chuột cắn lúc lúa non thì nông dân cấy dặm lại được, còn lúa lớn thì bỏ trống luôn. Anh Trần Văn Sơn - ấp 1, xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh bên thửa ruộng 4 công, than: “Vụ đông xuân này tôi phải sạ lại lần hai vì mưa nhiều. Khi lúa lên thì bị nạn chuột. Chuột cắn nhiều lỗ trong ruộng lúa, có lỗ bằng chiếc đệm, phải tốn công dặm lại. Tôi dùng thuốc chuột để quanh bờ ruộng, cắm các cây bẹo bằng bao nilon cho chuột sợ nhưng không thấy giảm”.

Ngoài dùng thuốc diệt chuột, nhiều nông dân đã mua vải nilon ven xung quanh ruộng cho chuột không vào được (cách này có hiệu quả nhưng tốn nhiều tiền), hay dùng bẹo để cho chuột sợ không đến. Một cánh đồng thuộc khóm 4, P6, TPCL đang có rất nhiều bẹo nilon trắng trên ruộng lúa, chú Tư Hiền đang thăm ruộng giải thích: “Vụ này chuột cắn phá lúa dữ quá! Nhiều người nghĩ treo bẹo nilon để khi có gió bẹo bay phát ra âm thanh, làm chuột sợ đi nơi khác. Ruộng của tôi cũng có chuột, nhưng tôi không treo bẹo mà dùng thuốc sâu hòa vào nhớt cũ, khi bơm nước vào ruộng thì đổ nhớt ra nơi miệng bọng để nhớt lan dần ra cả mặt ruộng. Khi chuột vào ruộng lúa bị dính nhớt và có mùi thuốc nên không dám quay trở lại!”.

Anh Nguyễn Văn Út, ở ấp Hưng Lợi Đông, Long Hưng B, Lấp Vò có 10 công lúa ở khu đất gò, sạ trước nên bị chuột làm thiệt hại khá nhiều, nhưng anh không dùng biện pháp nào để hạn chế thiệt hại. Vì theo kinh nghiệm của anh, nếu dùng các cách để diệt chuột thì cũng không đạt hiệu quả bao nhiêu, chỉ khi nào cả cánh đồng đều có lúa thì chuột chia ra nhiều ruộng để cắn phá, thì ruộng anh sẽ giảm. Cũng theo anh Út, năm nào có nhiều chuột, trong cùng một cánh đồng, ai sạ sớm sẽ bị chuột gây hại nhiều.

Chuẩn bị cho vụ lúa đông xuân, nông dân phải tốn nhiều chi phí vệ sinh đồng ruộng do nước lũ ít. Khi vào vụ, nhiều ruộng lúa phải sạ lại 2 - 3 lần vì mưa nhiều, rồi đến nạn chuột... Tất cả tạo ra một vụ mùa với chi phí đầu tư cao, làm cho nông dân không khỏi lo lắng, dù giá lúa hiện đang ở mức cao.

Thành Nam

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang