• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lục Nam (Bắc Giang): Cho đất sinh sôi

Nguồn tin: Báo Bắc Giang, 12/01/2011
Ngày cập nhật: 13/1/2011

Trái ngược với tình trạng bỏ vụ diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh, vụ đông này tại các xã trọng điểm của huyện Lục Nam (Bắc Giang), rau màu vẫn xanh kín đồng. Cần cù và nhạy bén, không ít nông dân đã trúng đậm.

Bám đất

Vụ đông này, huyện Lục Nam gieo trồng 2.695 ha rau màu. Màu xanh của ngô, khoai, hành tỏi, bắp cải, su hào, cà chua, cải dưa, các loại đậu... phủ kín các cánh đồng. Đang vào thời điểm chính vụ, bất chấp cái rét như cắt da cắt thịt, tại các xã trọng điểm như Đông Phú, Chu Điện, Bảo Đài, Bảo Sơn, Thanh Lâm, Tam Dị... người dân tấp nập thu hoạch rau màu. Tại xã Chu Điện, nơi có diện tích rau vụ đông lớn nhất huyện, đã 12 giờ trưa nhưng anh Nguyễn Văn Chớp ở thôn Hà Mỹ vẫn cùng vợ chồng người anh trai cố nhổ nốt ruộng hành để kịp giao cho người đến cân. Vừa làm, anh vừa vui vẻ nói: "Vụ này tôi trồng 4 sào rau các loại, nhiều nhất là hành. Năng suất hành đạt từ 1 đến 1,5 tấn/sào. Đầu vụ giá khá cao, khoảng 7.000 - 10.000 đồng/kg. Hiện nay đang thu hoạch rộ nên giá bán tại ruộng chỉ được 2.500 - 3.000 đồng/kg, xô đi bù lại mỗi sào lãi khoảng 2 đến 3 triệu đồng". Sau lứa hành này anh lại làm đất để trồng tiếp lứa rau mới đón bán dịp sau Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thị Hoa ở thôn Bình An cho biết: "Mấy thôn quanh đây nhà nào cũng trồng rau, ít thì một vài sào, nhiều là năm bảy sào thậm chí hàng mẫu. Tuỳ thời điểm mà giá có thể cao thấp khác nhau nhưng rau làm ra đến đâu bán hết đến đấy. Nhiều khu ruộng việc chăm sóc rất khó khăn vì xa mương dẫn nước, thậm chí nhiều hộ phải mua nước giếng khoan tưới rau tốn năm bảy trăm nghìn một sào mỗi vụ nhưng vì đầu ra thuận tiện như vậy nên không ai bỏ trống ruộng". Theo ông Nguyễn Văn Trịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Chu Điện thì năm nay diện tích cây vụ đông ở xã tăng thêm vài chục ha so với năm ngoái. Riêng vụ này diện tích rau màu của xã có 452 ha. Vài năm gần đây, rau liên tiếp được giá, đầu ra thuận lợi, kinh nghiệm chăm sóc rau màu của người dân nâng lên. Hơn nữa đón trước tình trạng khan hiếm rau xanh do các tỉnh miền Trung gặp thiên tai nên người dân tận dụng mọi diện tích để trồng rau. Vào thời điểm được giá, mỗi ha củ đậu, cà chua, hành, đậu cô ve... cho thu nhập 150 - 170 triệu đồng/vụ, thậm chí có những thương nhân đã trả người dân 17 triệu đồng/sào hành và tự nhổ lấy. Quan sát trên khắp các cánh đồng mà tôi có dịp đi qua đều thấy rau, củ, quả thu hái có người đặt cân thu mua ngay tại bờ ruộng.

Liên kết chuyên nghiệp

Vùng rau thực phẩm nơi đây đã làm hình thành hàng loạt điểm thu mua và tạo nên mối gắn bó máu thịt giữa người nông dân và các thương nhân đồng thời tạo công ăn việc làm cho đông đảo lao động nông thôn trong huyện. Đi dọc quốc lộ 31 thời điểm này từ khu vực phố Sàn, xã Phương Sơn đến thị trấn Đồi Ngô hoặc theo tỉnh lộ 295 qua các xã Bảo Đài, Thanh Lâm, Bảo Sơn có tới vài chục điểm cân, đóng rau để vận chuyển đi các nơi. Riêng xã Chu Điện có hơn chục hộ tự sắm xe tải chuyên mua gom rau trong xã và các xã lân cận đồng thời vận chuyển rau xanh, các loại củ, quả tươi đi các tỉnh. Ngoài xe của dân sở tại còn có cả xe của các tỉnh, thành bạn về đây "ăn" hàng. Để bảo đảm đủ hàng cho mỗi xe tải như vậy cần 3 đến 4 điểm cân, mỗi điểm cân lại có từ 7 - 10 lao động được thuê để nhặt, rửa, bó và đóng hàng. Chị Nguyễn Thị Via ở thôn Hà Mỹ, xã Chu Điện cho biết, ngày nào chị cũng thức dậy từ 4 giờ sáng quán xuyến công việc từ thu mua, đóng hàng, cân, giao cho các xe tải đến nửa đêm mới được nghỉ ngơi. Mỗi ngày điểm cân của gia đình chị thu mua khoảng 5 tấn hành củ chuyên giao cho chợ đầu mối ở Hà Nội để muối dưa và 10 tấn hành thô, rau các loại. Cao điểm có ngày chị thu mua đến 20 tấn. Tại cơ sở của chị luôn có 3 người thường xuyên đóng hàng với mức thu nhập 4 triệu đồng/tháng và 10 người chuyên nhặt, rửa, bó hành và rau tươi với mức tiền công 80 nghìn đồng/tạ. Bà Nguyễn Thị Cầm vừa bán một bao đậu cô ve được hơn 160 nghìn đồng. Theo bà Cầm, bây giờ rau quả làm ra có người đến đặt mua tận ruộng hoặc chỉ cần mang đến mỏ cân, người mua trả tiền ngay, thuận tiện lắm chứ không phải mang ra chợ bán trầy trật như trước đây.

Vụ đông vẫn là chủ lực

Ông Tăng Văn Luật, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Nam cho biết mặc dù diện tích rau màu vụ đông của huyện mấy năm gần đây giảm theo xu hướng chung do chuyển dịch cơ cấu lao động nhưng chỉ ở những diện tích khó canh tác và những cây trồng hiệu quả kinh tế thấp còn ở những xã truyền thống làm màu thì diện tích vẫn tương đối ổn định. Cá biệt có loại cây trồng như hành tăng từ 330 ha năm 2009 lên 501 ha năm 2010. Thêm vào đó, trình độ canh tác của người dân cao hơn, có sự chủ động, tích cực trong việc lựa chọn cây trồng, diện tích và đầu tư theo hướng thâm canh tăng năng suất, rút ngắn chu kỳ quay vòng đất từ 10 - 20 ngày. Vì vậy hiệu quả sản xuất rau màu vụ đông của huyện vẫn đạt mức khá. Ví như sản lượng rau các loại vụ đông năm 2009 đạt 70.500 tấn, bằng 150,4% và khoai tây đạt 8.734 tấn, bằng 146% so với cùng kỳ năm 2008. Vụ đông này chưa có thống kê nhưng ước tính năng suất, sản lượng tương đương năm ngoái. Được biết huyện vẫn lấy vụ đông là chủ lực và tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân nâng cao hiệu quả sản xuất vụ đông, thông qua quy hoạch vùng sản xuất rau màu tập trung, đặc biệt là các loại rau, củ, quả thực phẩm; đầu tư cho các công trình giao thông, thuỷ lợi; đẩy mạnh công tác chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích trà lúa xuân muộn, mùa sớm để tăng diện tích cây trồng vụ đông, cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng cho thị trường. Huyện phấn đấu đến năm 2015 tổng diện tích cây rau màu thực phẩm đạt 4.500 ha, sản lượng 90.600 tấn.

Kim Hiếu

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang