• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu gạo từ năm 2011: Không chăm sóc nông dân, doanh nghiệp sẽ đứt bữa

Nguồn tin: Lao Động, 11/01/2011
Ngày cập nhật: 12/1/2011

Khi DN ngoại vào Việt Nam kinh doanh lúa gạo sẽ dễ dàng hạ gục nhiều DN nội ngay trên sân nhà. Liên quan vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, để thắng trong “cuộc chiến” này phải “o bế” nông dân, thiết lập lại mối quan hệ 4 nhà một cách bài bản để hình thành vùng nguyên liệu của mình...

Ai nắm vùng nguyên liệu sẽ thắng...

Theo các chuyên gia để đáp ứng yêu cầu của Nghị định 109 thì việc kho tàng, nhà máy xay xát... thì có vốn là có tất. Tuy nhiên để đấu với các DN ngoại thì sức mạnh phải là một vùng nguyên liệu bền vững làm nền móng.

“Lúc đó ai nắm vùng nguyên liệu thì người đó sẽ thắng!” - ông Nguyễn Văn Tiến (Tổng GĐ Cty CP XNK An Giang - Angimex) nhấn mạnh. Bởi thế nên Angimex đang bao tiêu vùng nguyên liệu khoảng 3.000 ha và sẽ tiếp tục đầu tư để mở rộng vùng nguyên liệu có thể lên tới 10.000 - 12.000 ha vào năm 2013 rồi sẽ tăng dần lên 20.000 ha lúa những năm sau đó nhằm chủ động và vững vàng hơn trong sản xuất và xuất khẩu để “nghênh chiến” với các DN nước ngoài.

Không riêng Angimex, Tổng Cty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) cũng đã liên kết với Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) tạo vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao hơn 10.000 ha và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng. Vinafood 2 cũng đang hướng tới xây dựng kho dự trữ với trữ lượng 1 triệu tấn gạo, cũng như sản xuất các loại gạo đem lại giá trị gia tăng.

Theo GS Võ Tòng Xuân so sánh, Thái Lan chỉ có 14 nhà xuất khẩu gạo nhưng gạo của họ đạt chuẩn và suốt thời gian qua luôn “thắng” Việt Nam bởi họ nhờ có vùng nguyên liệu, hệ thống xay xát, kho dự trữ. Còn Việt Nam với trên 200 nhà xuất khẩu gạo nhưng chỉ vài “nhà” xuất được vài triệu tấn, còn lại rất nhiều nhà xuất khẩu lẻ tẻ này không có ruộng lúa, không có nhà máy xay xát, kho dự trữ... chỉ biết mua gom gạo của thương lái chỗ này một ít chỗ kia một ít và lo “chạy” để kiếm được mối xuất khẩu... Thế nên việc liên kết chặt chẽ 4 nhà để hình thành vùng nguyên liệu sẽ là sức mạnh trong cạnh tranh kinh tế.

Đến lượt DN “đứt bữa” nếu...

Không thể phủ nhận, trước khi mở cửa thị trường gạo, suốt nhiều năm qua DN nội được “múa gậy trong bị” nên mới dẫn tới cảnh nông dân không giàu nổi nhờ cây lúa vì suốt thời gian qua cứ vào vụ lại phải bán tống bán tháo để trả nợ trong trăm ngàn khổ ải khi đầu ra thiếu sự cạnh tranh.

Nay, muốn có vùng nguyên liệu ổn định để “đấu” với DN ngoại (DN có vùng nguyên liệu ổn định ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay) thì chính các DN phải quay đầu mà “o bế” nông dân. O bế, không chỉ ở việc đầu tư nguyên liệu sản xuất, bao tiêu sản phẩm hay các hình thức hỗ trợ khác mà theo lời GS Võ Tòng Xuân thì cho rằng phải để nông dân có tiếng nói, có quyền lợi, thành một chủ thể trong chuỗi sản xuất kinh doanh lúa gạo chứ không chỉ biết cặm cụi trồng lúa như hiện nay.

Chưa hết, theo thừa nhận của VFA, nếu các DN thu mua lúa trực tiếp từ dân sẽ cần bộ máy quản lý, nhân lực rất lớn, cồng kềnh và không hiệu quả. Trong khi đó, lực lượng hàng xáo có tổ chức gọn nhẹ, cơ động, có thể len lỏi vào vùng sâu, vùng xa phù hợp với quy mô sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL. Do đó hệ thống hàng xáo vẫn đóng vai trò quan trọng trong chuỗi lưu thông phân phối lúa gạo.

Vấn đề đặt ra, việc thu mua lúa ở vựa lúa ĐBSCL hiện nay chiếm tới 90% là hệ thống hàng xáo. Nên nếu các DN ngoại nhảy vào và “mua” được hệ thống hàng xáo thì vùng nguyên liệu của DN cũng khó mà ổn định, đồng nghĩa với nguy cơ nông dân sẵn sàng phá vỡ hợp đồng, một thực tế đã xảy ra nhiều năm qua rồi chờ đến khi được vạ thì má đã sưng...

Như vậy, các DN còn phải “o bế” để biến lực lượng hàng xáo thành “cánh tay” của mình. Hiện có nhiều DN thuộc VFA đã liên kết được hơn 1.400 hàng xáo tham gia chương trình liên kết mua lúa của nông dân. Tuy nhiên theo VFA thì con số này quá nhỏ bé!

Ngô Sơn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang