• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Tín hiệu vui từ lúa GlobalGAP

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 06/01/2011
Ngày cập nhật: 6/1/2011

Do yêu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu đòi hỏi ngày càng cao về tiêu chí “an toàn - chất lượng cao” của hạt gạo. Vì vậy, vụ lúa Đông xuân 2009 - 2010, HTX Phước Trung, ở ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ chọn 10 nông hộ sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global-GAP với diện tích khoảng 11 ha. Qua 4 vụ thực hiện, bước đầu cho tín hiệu khả quan là giảm chi phí đầu tư, an toàn cho người lao động, ít gây ô nhiễm môi trường.

Dẫn chúng tôi đi thăm cánh đồng lúa Đông xuân 2010 - 2011 với những cây lúa sạ hàng thẳng tắp, đầy sức sống, ngút ngàn một màu xanh, ông Dương Sơn Thủy, xã viên HTX Phước Trung, cho biết: Cánh đồng lúa này thực hiện theo quy trình Global-GAP (GG). Đây là vụ thứ 4 ông và 9 hộ dân khác sản xuất lúa áp dụng theo quy trình này. Ông Thủy có 1,1 ha ruộng áp dụng theo quy trình GG, vụ Đông xuân 2009 - 2010, lần đầu tiên thực hiện đã cho kết quả khả quan. Nếu như mọi năm, 1,1 ha lúa Đông xuân của ông cần khoảng 6 - 7 triệu đồng để đầu tư cho tiền phân, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), nhưng áp dụng GG phải sạ hàng 8 - 12 kg giống/công (trước đây 30 kg/công); bón phân hữu cơ hoặc phân hóa học cân đối khoảng 33 kg/công (trước đây 50 kg/công) và áp dụng các kỹ thuật tiến bộ khác vào chăm sóc cây lúa nên cây lúa ít sâu bệnh, vì vậy chỉ cần phun 3 - 4 lần thuốc, chủ yếu là thuốc dưỡng và nấm bệnh (trước đây phun 6 - 8 lần), nên chỉ tốn 3,7 - 4 triệu đồng, giảm gần 40%. Chi phí giảm, nhưng năng suất lại tương đương với các hộ xung quanh làm lúa bình thường. Ông Thủy cho biết: “Tôi và anh Trần Mạnh Khương ở gần đây, có diện tích lúa tương đương với nhau khoảng 1,1 ha, vụ Đông xuân vừa rồi tôi làm lúa theo tiêu chuẩn GG chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khoảng 4 triệu đồng, còn anh Khương tới 14 triệu đồng, nên chi phí của tôi giảm hơn anh Khương 10 triệu đồng. Đó là chưa kể anh Khương sạ dày tốn giống với 20 kg/công hơn tôi 8 kg/công, phun xịt khoảng 10 lần thuốc, tôi phun 4 lần, mà năng suất lúa của tôi đạt 1.150 kg/công, không ít hơn anh Khương gì mấy (1.200 kg/công). Nếu tính lợi nhuận thì tôi có lời nhiều hơn anh Khương, đó là chưa kể giảm được công chăm sóc lúa”.

Không riêng gì vụ Đông xuân, mà các vụ sau, ông Thủy sản xuất theo tiêu chuẩn GG cũng giảm đáng kể chi phí nhưng năng suất thì không giảm. Đối với ông Hà Văn Sơn, xã viên HTX Phước Trung, qua 4 vụ sản xuất lúa theo quy trình GG, thì giảm được chi phí và tăng lợi nhuận cao. Ông Sơn cho biết: “Tôi có 10 công lúa ở 2 khu cách xa nhau, trong đó chỉ có 5 công liền kề các nông hộ khác trong nhóm được chọn sản xuất lúa chuẩn GG. 5 công còn lại dù không được chọn, tôi vẫn áp dụng theo chuẩn GAP để giảm chi phí, tăng lợi nhuận”.

Theo anh Phạm Nguyễn Minh Trung, kỹ sư Khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ, người trực tiếp theo dõi dự án thì kết quả sản xuất lúa của 10 hộ tham gia sản xuất theo chuẩn GG đều cho tín hiệu vui. Anh Trung cho biết: Lúa đạt chuẩn GG là phải “an toàn cho người tiêu dùng - chất lượng cao” và có giá trị trên toàn thế giới. Tham gia quy trình sản xuất lúa gạo theo chuẩn GG, nông hộ phải thực hiện nhiều tiêu chuẩn như: phải có sân phơi; nhà kho chứa phân bón và thuốc BVTV; tủ thuốc gia đình; phải sử dụng phân, thuốc BVTV nằm trong danh mục cho phép và có thời gian cách ly hợp lý với ngày thu hoạch. Hạt lúa phải có hàm lượng nitrat và thuốc BVTV dưới ngưỡng cho phép thì mới được cấp giấy chứng nhận chuẩn GG. Vì vậy, phân hữu cơ, thuốc có tính độc thấp, thuốc sinh học được khuyến khích sử dụng. Nông hộ phải có sổ sách theo dõi ghi chép cụ thể tất cả các công đoạn chăm sóc lúa. Mỗi nông hộ phải có nội quy trang trại theo quy định và thực hiện đúng nội quy này như: Lao động làm việc trong trang trại phải đảm bảo đầy đủ sức khỏe, không say rượu, bệnh tật; phải mặc đồ bảo hộ lao động đúng quy định khi làm việc; sau khi phun thuốc xong phải tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng và quần áo dụng cụ lao động phải được giặt giũ, vệ sinh sạch sẽ, để đúng nơi quy định. Đặc biệt, sau khi sử dụng xong thì bao bì, chai, lọ thuốc BVTV phải được thu gom lại và tiêu hủy đúng nơi quy định. Ăn uống, hút thuốc, vệ sinh phải đúng nơi quy định và còn rất nhiều tiêu chí khác.

Theo ông Dương Sơn Thủy và các nông hộ khác tham gia sản xuất lúa GG, mặc dù có nhiều tiêu chí nhưng nông dân cũng rất hăng hái thực hiện. Vì mục tiêu của GG là vừa đảm bảo sản phẩm chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm lo sức khỏe cho cả người sản xuất lẫn tiêu dùng, vừa tránh ô nhiễm môi trường. Ông Thủy cho biết: “Trước đây, nông dân không có thói quen ghi chép, nhưng giờ ghi tỉ mỉ quá trình sản xuất. Mặc dù cực, nhưng giúp cho nông dân hạch toán được chi phí, biết được lãi lỗ sau mỗi vụ và còn nhiều cái lợi khác”. Mặt khác, những hộ tham gia sản xuất lúa GG có điều kiện tiếp cận, chuyển giao nhiều kỹ thuật mới, được hỗ trợ vốn để nông hộ thực hiện các chuẩn. Ông Thủy cho biết thêm: “10 hộ làm lúa theo chuẩn GG, miễn có khó khăn gì hay phát hiện lúa có gì bất thường là được cán bộ kỹ thuật, các kỹ sư nông nghiệp, nhà khoa học của huyện, tỉnh và Trường Đại học Cần Thơ xuống hướng dẫn phòng trị, nên rất yên tâm. Từ khi thực hiện tới giờ, dự án đã hỗ trợ cho chúng tôi trên cả trăm triệu đồng để thực hiện các chuẩn GG”.

Trưởng trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Châu Thành A Võ Xuân Tân cho biết: Trong quá trình thực hiện các chuẩn GG, nông dân gặp phải một số khó khăn thuộc về thói quen và nguồn vốn. Như trước đây, bà con để phân, thuốc trong nhà chứ ít hộ nào xây nhà kho, nhưng giờ phải xây riêng. Trước đây, mỗi hộ dân có một nhà vệ sinh đúng chuẩn là quý rồi, nhưng giờ phải xây 2 cái (1 trong nhà và 1 ngoài ruộng), trong khi đó, dự án chỉ hỗ trợ kinh phí một phần cho hộ dân, nên một số hộ dân ít vốn chậm thực hiện một số chuẩn. Tuy nhiên, đến giờ này, các nông dân đã cơ bản hoàn thành các chuẩn GG và sẽ đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận lúa đạt chuẩn GG ở năm 2011. Khi sản xuất lúa đạt được chuẩn, đồng nghĩa với “an toàn - chất lượng cao” có thể thâm nhập các thị trường khó tính. Vì vậy, lúa đạt tiêu chuẩn GG sẽ được các công ty lương thực mua cao hơn giá thị trường 20%.

Mặc dù chưa được cấp giấy chứng nhận GG để bán lúa được giá cao, dễ tiêu thụ, nhưng cái lợi trước mắt là giảm đáng kể tiền phân thuốc, giống nên nông dân rất hứng thú với mô hình này và sẽ được nhân rộng trong thời gian tới. Khi đó, người trồng lúa Châu Thành A sẽ có thu nhập cao hơn, môi trường không ô nhiễm, an toàn cho người sản xuất, tiêu dùng, hạt gạo Việt Nam sẽ có chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế.

KIM VIẾNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang