• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nâng hiệu quả sản xuất từ “1 phải, 5 giảm”

Nguồn tin: Báo An Giang, 30/12/2010
Ngày cập nhật: 31/12/2010

Chương trình “1 phải, 5 giảm” kế thừa và nâng cao từ chương trình “3 giảm, 3 tăng”. Trong đó nhấn mạnh 1 Phải là phải sử dụng giống xác nhận, nhằm có được giống lúa tốt, kháng được sâu bệnh tạo cây lúa khỏe cho năng suất chất lượng cao; còn 5 Giảm gồm: Giảm nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch và cộng với ba giảm trước đây của “3 giảm, 3 tăng” là giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân đạm và giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Từ vụ hè thu 2009 đến nay, Chi cục BVTV An Giang đã triển khai được 108 lớp “1 phải, 5 giảm” cho hơn 2.500 nông dân trong toàn tỉnh, trên tổng diện tích áp dụng 3.360 héc-ta. Theo ghi nhận bước đầu, chương trình đã nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ Viện Lúa IRRI và quan trọng hơn là sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp chính quyền, nông nghiệp địa phương từ huyện đến xã, hợp tác xã; sự đồng thuận cao của bà con nông dân… nên đạt nhiều kết quả khả quan. Thạc sĩ Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang cho biết, tất cả các điểm trình diễn và lớp huấn luyện “1 phải, 5 giảm” đều được sử dụng giống lúa xác nhận và ứng dụng phương pháp gieo hàng. Chỉ tính riêng năm 2010, lượng giống gieo sạ trung bình được áp dụng ở ruộng trình diễn qua 2 vụ đông xuân và hè thu dao động từ 110 – 115 kg/héc-ta, trung bình đã giảm được lượng lúa giống so với ruộng đối chứng 61,5 kg/héc-ta vụ đông xuân và 72,5 kg/héc-ta vụ hè thu. Ngoài ra, qua 2 vụ canh tác cho thấy có sự chênh lệch về việc sử dụng phân bón ở ruộng trình diễn và ruộng đối chứng nông dân. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giảm chi phí sản xuất, vì hiện nay giá phân bón đang gia tăng. Việc giảm bón thừa phân đạm ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế còn góp phần giúp cây lúa khỏe, ít đổ ngã, ít sâu bệnh và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, nếu tính tổng số lần phun thuốc trừ sâu cuốn lá, rầy nâu, nhện gié ở ruộng trình diễn “1 phải, 5 giảm” đã giảm 2,3 lần vụ đông xuân và 1,7 lần vụ hè thu so với ruộng đối chứng nông dân. Sự chênh lệch này tạo ra sự khác biệt rõ nét về chi phí sản xuất và cũng nói lên được áp lực dịch hại chịu sự tác động của mật độ gieo sạ, chế độ phân bón và nhất là việc phun thuốc trừ sâu sớm sẽ làm gia tăng áp lực dịch hại giai đoạn sau. Riêng số lần phun thuốc trừ bệnh của ruộng trình diễn cũng giảm so với ruộng đối chứng. Từ kết quả này cho thấy, canh tác lúa theo “1 phải, 5 giảm” giúp giảm sử dụng hóa chất trên đồng ruộng, làm môi trường sống ở nông thôn được cải thiện hơn và nhất là môi trường nước ở các hệ thống kênh, rạch. Về hiệu quả của việc thực hiện tưới nước tiết kiệm, qua thống kê trong vụ đông xuân năm 2010, số lần bơm nước trung bình giảm 1,5 lần/vụ, tiết kiệm tiền bơm nước hơn 90.000 đồng/héc-ta. Song cây lúa vẫn phát triển tốt, hạn chế được sự đổ ngã do rễ ăn sâu hơn, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa. Vụ hè thu, số lần bơm nước trung bình giảm 1,2 lần/vụ, tiết kiệm hơn 72.000 đồng/héc-ta. Điều đáng ghi nhận hơn là ở các ruộng áp dụng “1 phải, 5 giảm” cho năng suất cao hơn hoặc tương đương ruộng đối chứng và năng suất tăng bình quân là 100 kg/héc-ta/vụ. Từ đó, tại các điểm trình diễn đều có giá thành sản xuất thấp hơn so với tập quán canh tác của nông dân. Hay nói một cách khác, lợi nhuận của nông dân tham gia chương trình “1 phải, 5 giảm” đều cao hơn so với làm theo tập quán cũ. Cụ thể trong vụ đông xuân, nông dân đạt lợi nhuận trung bình khi áp dụng “1 phải, 5 giảm” là gần 20 triệu đồng/héc-ta so với ruộng đối chứng hơn 15 triệu đồng/héc-ta; bình quân mỗi mô hình tiết kiệm được hơn 4,4 triệu đồng/héc-ta. Vụ hè thu bình quân mỗi mô hình tiết kiệm gần 3,5 triệu đồng/héc-ta.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu An, tiếp tục đẩy mạnh chương trình “1 phải, 5 giảm” đến năm 2015 có trên 50% diện tích ứng dụng và duy trì theo hướng đi vào chất lượng thực sự hiệu quả. Do đó, trước hết cần đầu tư kinh phí xây dựng các mô hình điểm, ứng dụng các tiến bộ mới nhất trong canh tác lúa. Đồng thời, hoàn chỉnh hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng phù hợp với điều kiện tưới tiêu tiết kiệm, tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng. Các đơn vị cung cấp dịch vụ bơm tưới như hợp tác xã, tổ hợp tác cần phải giảm tiền bơm tưới cho nông dân khi nông dân có yêu cầu giảm nước (1 - 2 lần/vụ). UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ về vốn và lãi suất khuyến khích cho các tổ chức, cá nhân nông dân đầu tư trang bị máy móc, công cụ phục vụ sản xuất như thiết bị san bằng mặt ruộng điều khiển bằng tia laser, máy gặt đập liên hợp, máy sấy lúa… nhằm từng bước đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, hoàn thiện quy trình sản xuất lúa gạo theo hướng công nghiệp và hiện đại hóa. UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh phối hợp, hỗ trợ xây dựng các mô hình và chủ động có kế hoạch phát động nhân rộng trên địa bàn.

HỒNG TRANG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang