• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gò Công Đông (Tiền Giang): Mô hình trồng hoa dẫn dụ thiên địch bảo vệ lúa, hiệu quả cao

Nguồn tin: Tiền Giang, 24/12/2010
Ngày cập nhật: 27/12/2010

Xã Tăng Hòa (Gò Công Đông - Tiền Giang) là một trong những xã có diện tích trồng lúa lớn trong huyện. Trong đó ấp Bà Lẫy 2 có diện tích trồng lúa 96 ha. Vụ hè thu muộn năm nay với sự giúp đỡ và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và các ngành có liên quan, lần đầu tiên mô hình "Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu, bệnh virus trên lúa" được áp dụng thí điểm tại xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, theo đó, có 40 hộ được chọn tham gia với 20 ha ruộng liền kề. Đến thời điểm này, nông dân đang vào vụ thu hoạch rộ, trong buổi tổng kết mô hình mới đây, nhiều người dân không khỏi ngạc nhiên khi thấy hoa sao nhái, cúc mặt trời nở vàng rực còn bên dưới là cây lúa trĩu bông, nông dân đang thu hoạch.

Từ đầu vụ, nông dân được hướng dẫn các biện pháp chọn giống ươm và nhân các loại giống hoa, trước khi xuống giống lúa thì ươm các loại hoa trong vườn ươm. Sau khi sạ lúa được 7 ngày tuổi đem hoa ra trồng trên bờ ruộng, các loài hoa chủ lực là: soi nhái, cúc mặt trời, mười giờ màu vàng, đậu bắp, đậu xanh, mè, xuyến chi... tuy nhiên, qua thời gian cho thấy, do không thích hợp nên hoa chết rất nhiều, theo khuyến cáo hoa cúc mặt trời và soi nhái là thích nghi hơn cả.

Vì đây là mô hình đầu tiên được thử nghiệm tại huyện, nên nông dân được Chi cục Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện tổ chức tập huấn 3 lần trong vụ lúa ở các giai đoạn: trước khi gieo sạ lúa, khi lúa đẻ nhánh và lúa bắt đầu trổ. Nội dung tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa theo phương pháp "3 giảm 3 tăng", cách nhận biết, phương pháp bảo toàn thiên địch, sâu hại, lợi ích của việc trồng hoa trên bờ ruộng, tác hại của việc sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi... Bên cạnh đó, nông dân còn được hướng dẫn điều tra thu thập số liệu các đối tượng như mật số rầy nâu, sâu cuốn lá... qua kết quả điều tra từng giai đoạn, sau đó đưa ra biện pháp quản lý thích hợp.

Theo kỹ sư Nguyễn Văn Đạt (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện), mật độ sạ từ 120 - 150 kg/ha, ứng dụng mô hình "3 giảm 3 tăng", kết hợp với gieo sạ đồng loạt né rầy và trồng thêm các loài hoa dại trên đồng ruộng để thu hút, dẫn dụ thiên địch đến trú ngụ gần ruộng lúa, chính các loài thiên địch này sẽ tiêu diệt các mầm móng sâu hại và rầy nâu, nông dân tham gia mô hình tiết kiệm chi phí ít nhất 1 lần phun thuốc trừ sâu và 1 lần phun thuốc bệnh trong mỗi vụ lúa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cân bằng sinh thái trên đồng ruộng một cách tự nhiên, bảo vệ sức khỏe người nông dân, thân thiện với môi trường, ước tính mỗi ha tiết kiệm 1,3 triệu đồng. Điểm nổi bật là qua mô hình này đã giúp nông dân nâng cao trình độ kỹ thuật, nhất là trong quản lý dịch hại trên ruộng lúa và có tác động tích cực đến các hộ ngoài mô hình.

Là người tham gia hơn mô hình hơn 1 ha, trên ruộng của anh Nguyễn Văn Nhứt ấp Bà Lẫy 2, mùa này bông lúa dài và trĩu hạt. Anh cho biết: ruộng anh có chỗ bị rợp mát do tán cây che, nên hàng năm phải phun thuốc hai, ba đợt, hễ thấy sâu, rầy hoặc lá hơi bị cuốn là nóng ruột đi phun thuốc, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng, vụ này nhờ tham gia chương trình anh không phải phun đợt thuốc nào. Dì Nguyễn Thị Tuyết Nhung ngụ cùng ấp nói: "Thấy anh Nhứt làm tốt quá, từ nay về sau, dì vận động gia đình và người thân cùng áp dụng mô hình và mong muốn ngành nông nghiệp hỗ trợ kỹ thuật cho những hộ mới tham gia". Ông Nguyễn Xuân Thiện, Tổ trưởng Tổ hợp tác lúa giống ấp Bà Lẫy 2 đưa ra ý kiến nên trồng hoa dại vào đầu vụ sản xuất lúa (hè thu chính vụ), cây hoa sẽ được duy trì đến các vụ sau. Nhiều nông dân còn cho biết trồng hoa có màu trắng cũng đem lại kết quả tốt...

Đánh giá tổng kết chương trình mới đây cho thấy: thành công của chương trình là dựa vào cơ sở bảo tồn thiên địch, sử dụng thuốc hóa học theo cách "4 đúng", ưu tiên sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học, lợi dụng thiên địch để quản lý rầy nâu, cân bằng sinh thái trên ruộng lúa. Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng Việt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, việc bố trí trồng các loài hoa dại trên bờ ruộng còn mới mẻ, nông dân còn ngần ngại, nhiều mô hình chưa áp dụng hoặc còn phun thuốc sâu cuốn lá ở giai đoạn đẻ nhánh; các bờ ruộng có kích thước nhỏ, thấp, hẹp khó triển khai trồng hoa, công tác tuyên truyền vận động tại địa phương chưa thường xuyên nên nông dân chưa hiểu hết tầm quan trọng của mô hình, vì vậy tham gia chưa nhiều.

Theo ông Hồ Văn Chiến, Cục phó Cục Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết: "Qua thử nghiệm nhiều mô hình tại nhiều địa phương ở Tiền Giang cho thấy, trồng hoa cân bằng sinh thái ở Gò Công Đông đạt kết quả tốt hơn vì hoa dại duy trì được các vụ sau, còn ở các huyện phía Tây, trồng được vụ đầu thì vụ sau bị lũ chụp nên hiệu quả không cao bằng!".

Theo tính toán, nếu ứng dụng rộng rãi trên nền tảng các chương trình "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm" và gieo sạ theo lịch đồng loạt né rầy... sẽ giúp giảm chi phí đầu tư, lợi nhuận cao, nâng chất lượng nông sản và thân thiện với môi trường. Ông Chiến còn cho biết phương pháp này rất đơn giản, hữu hiệu, bà con nông dân ai cũng có thể làm được.

Thu Hồng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang