• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gia Lai: Niên vụ cà phê 2010 – 2011 - Được giá vẫn buồn

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 20/12/2010
Ngày cập nhật: 22/12/2010

Bất chấp giá cà phê trên thị trường đang đạt mức kỷ lục, những người trồng cà phê ở Gia Lai vẫn đang đối diện với một vụ mùa thất bát khi năng suất cà phê sụt giảm đáng kể. Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống trước mắt, việc cà phê mất mùa chắc chắn sẽ gây ra những tác động tiêu cực trong vụ sản xuất tới khi nông dân không có kinh phí để tái đầu tư.

Vào thời điểm này những năm trước, khoảnh sân bê tông nhà ông Từ Minh Hà (thôn 6, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) luôn phủ kín cà phê. Nhưng năm nay, do cà phê mất mùa, khoảnh sân này chỉ còn dùng để… phơi nắng. Ông Hà cho biết: “Năm ngoái, 8 sào cà phê nhà tôi thu được 2,4 tấn cà nhân. Với giá 25 ngàn đồng/kg, trừ chi phí, tôi còn lời gần 20 triệu đồng. Năm nay, gia đình chỉ thu được 1,1 tấn, dù bán với giá 36 ngàn đồng/kg nhưng cũng chỉ hòa vốn”. Cũng theo ông Hà, năng suất nhà ông thế là còn khá, chứ như nhà anh Từ Minh Quân - con trai ông - năm ngoái thu được 3,7 tấn nhưng năm nay chỉ còn khoảng 1,2 tấn.

Tương tự, hàng ngàn hộ dân xã Ia Băng cũng đang rầu lòng, nát ruột khi cà phê mất mùa. Theo ông Đặng Văn Lang - Chủ tịch UBND xã, toàn xã Ia Băng hiện có 1.786 ha cà phê kinh doanh. Qua thống kê, sản lượng cà phê vụ này của xã đã sụt giảm nghiêm trọng, ước tính chỉ bằng 1/3 so với năm 2009. Trong khi đó, giá phân bón, giá dầu phục vụ tưới, giá nhân công đều tăng so với năm ngoái nên người trồng cà phê hầu như không có lãi, hoặc lãi không đáng kể.

Ở huyện Ia Grai, tuy giá cà phê đang tăng song nhiều hộ nông dân vẫn thất vọng. Anh Phạm Trọng Nghị (thôn 4, xã Ia Krai) cho hay, năm ngoái, 3 ha cà phê nhà anh cho thu 18 tấn cà phê vỏ nhưng năm nay chỉ được 9 tấn. Dù giá cà phê năm nay tăng khoảng 30% nhưng tính ra, số tiền mà gia đình anh thu được cũng chỉ bằng 2/3 so với năm ngoái. “Chẳng phải riêng nhà tôi, đi đâu cũng nghe người dân kêu mất mùa” - anh Nghị nói.

Trở lại huyện Chư Sê - một trong những địa phương có diện tích cà phê khá lớn của Gia Lai - sự chán nản với một vụ mùa thất bát cũng hiện rõ trên khuôn mặt những nông dân. Theo anh Phan Văn Du - một chủ rẫy ở làng Hố Bi, xã Chư Pơng, chưa năm nào năng suất cà phê nhà anh lại giảm sút như năm nay. Bình thường, mỗi năm, anh cũng thu được chừng 10 tấn cà phê vỏ trên mảnh rẫy 1,3 ha. Có mất mùa thì cũng còn được 7 tấn. Nhưng năm nay, tuy chưa thu hết nhưng anh ước tính chỉ được chừng trên 5 tấn. Trừ chi phí đầu tư, số tiền lãi vụ này may ra còn được 20 triệu đồng.

Sát ngay rẫy nhà anh Du, vườn cà phê 1 ha của ông Nguyễn Văn Dần còn mất mùa nặng hơn khi chỉ thu được khoảng 2 tấn cà phê vỏ, trong khi năm trước là gần 5 tấn. Ngồi nhìn sân cà phê đang phơi, ông Dần ngao ngán: “Tưởng cà phê lên giá thế này thì sẽ có tiền để trả nợ ngân hàng. Ai ngờ, giá tăng mà tiền thu về lại chẳng bằng năm ngoái. Kiểu này lo cho cuộc sống trước mắt đã khó chứ nói gì đến trả nợ ngân hàng và đầu tư vụ sau!”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc cà phê năm nay mất mùa là do chịu ảnh hưởng thời tiết khô hạn lúc đầu vụ. Mặc dù đa số nông dân đã tăng thêm 1 - 2 đợt tưới nhưng vẫn không đủ lượng nước cần thiết cho cây cà phê trong giai đoạn đơm hoa, kết trái. Hậu quả là tỷ lệ đậu quả trên cây cà phê thấp. Thêm vào đó, nhiều diện tích cà phê còn bị rụng quả do sâu bệnh gây hại.

Đánh giá về kết quả thu hoạch vụ cà phê năm nay, ông Lê Sĩ Quý - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho rằng sản lượng cà phê trên địa bàn huyện giảm từ 10% đến 15% so với vụ trước. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, sản lượng sụt giảm ở Chư Sê nói riêng và toàn tỉnh nói chung thực tế có thể cao hơn nhiều. Để chia sẻ khó khăn với người trồng cà phê, ông Quý cho biết, mới đây, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã đề nghị lãnh đạo huyện làm việc với các ngân hàng trên địa bàn nhằm có biện pháp giãn nợ cho người trồng cà phê để họ có điều kiện ổn định cuộc sống và tái đầu tư cho vụ sản xuất sau.

Cách làm trên của huyện Chư Sê (và có thể của nhiều địa phương nữa trong và ngoài tỉnh) là rất đáng trân trọng song chỉ chừng đó thôi thì chưa thể giải quyết được tình trạng bấp bênh “được giá mất mùa - được mùa mất giá” của ngành sản xuất cà phê hiện nay. Điều mà những người trồng cà phê thực sự cần là có giải pháp đúng đắn đủ sức tạo được sự ổn định bền vững. Có như vậy, mỗi kỳ thu hoạch, người trồng cà phê mới không còn phấp phỏng âu lo được - mất.

Tiến Dũng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang