• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển nhiên liệu sinh học: Bài toán vùng nguyên liệu và sản xuất công nghiệp

Nguồn tin: Tiếng Nói VN, 14/12/2010
Ngày cập nhật: 16/12/2010

Mục tiêu đến năm 2025, sản lượng nhiên liệu sinh học đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước. Tuy nhiên, việc phát triển vùng nguyên liệu để sản xuất NLSH đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.

Việt Nam có nhiều tiềm năng về nhiên liệu sinh học (NLSH) (sản xuất từ sắn, ngô, mía…) có thể thay thế cho xăng dầu có nguồn gốc dầu mỏ. Bên cạnh đó, nước ta lại có nhiều vùng đất rất thích hợp với các loại cây trồng như sắn, ngô... Ước tính Việt Nam có thể sản xuất 5 triệu lít cồn sinh học mỗi năm nếu như có sự điều chỉnh về sản lượng và diện tích cây trồng.

Triển vọng cho cây sắn?

Để có đủ nguyên liệu sản xuất NLSH, ông Lê Minh Đức – Trưởng phòng Môi trường và Phát triển bền vững (Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp – IPSI – Bộ Công thương) cho biết: “Nhu cầu sắn của Việt Nam nếu tính chính xác trước năm 2020 khoảng 1,5 triệu tấn sắt lát/năm (qui đổi khoảng 4 triệu tấn sắn tươi), trước 2025 cần khoảng 1,9 triệu tấn và đến 2025 cần khoảng 2,5 - 3 triệu tấn sắn khô (qui đổi khoảng 8 triệu tấn sắn tươi). Theo đó, trước 2020 chúng ta cần khoảng 200.000 ha sắn, với năng suất 20 tấn/ha; 2025 cần khoảng gần 300.000 ha sắn với năng suất 30 tấn/ha”.

Theo những căn cứ tính toán của ông Lưu Quang Thái (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đồng Xanh, chi nhánh Quảng Nam) thì sản lượng sắn hiện nay của Việt Nam nằm trong khoảng 9 - 10 triệu tấn củ tươi. Trong 10 triệu tấn này, nếu 62 nhà máy tinh bột sắn chạy hết công suất thì tiêu thụ khoảng 4 triệu tấn củ tươi/năm. Còn lại 6 triệu tấn khi sấy khô còn khoảng 2,4 triệu tấn. Trong số 2,4 triệu tấn, hiện chúng ta đang dùng 700 - 800.000 tấn cho thức ăn chăn nuôi. Số còn lại (1,4 - 1,5 triệu tấn) là dùng để sản xuất ethanol hoặc xuất khẩu.

“Khi chế biến sắn thành tinh bột và ethanol sẽ nâng cao giá trị cây sắn lên gấp đôi. Đến giờ phút này có thể nói nguyên liệu trong nước của chúng ta đủ cho nhu cầu ethanol của Việt Nam đến 2015 theo Ðề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 của Chính phủ” – ông Lưu Quang Thái nói.

GS Trần Ngọc Ngoạn – Phó Hiệu trưởng Đại học Nông lâm Thái Nguyên cho biết: “So với các cây trồng khác, cây sắn lấy đi lượng dinh dưỡng từ đất không cao. Cây sắn có đặc điểm rất quí đó là có thể sống trên vùng đất bị hoang hóa”.

GS Trần Ngọc Ngoạn dẫn kết quả nghiên cứu của Đại học Nông lâm Thái Nguyên: Sau 20 năm trồng sắn liên tục, xen với cây họ đậu năng suất sắn tăng lên. Mô hình trồng sắn xen lạc rất tốt. Đối với đất thấp, lượng mưa tập trung 80% vào tháng 6 và tháng 9, đất rửa trôi khoảng 200 tấn/ha, nhưng khi trồng xen canh thì giảm được 90% lượng đất rửa trôi. Ngoài ra, việc bón phân cân đối theo chu kỳ góp phần tăng năng suất. Nhờ ứng dụng tiến bộ năng suất sắn tăng lên, đạt gần 13.000 tấn/ha.

Cây sắn góp phần hỗ trợ người nghèo. Họ là người không có khả năng đầu tư sản xuất, nếu có chính sách phù hợp thì chắc chắn phát triển được cây sắn bền vững. Thành công về trồng sắn ở Tây Ninh là một ví dụ. Ông Đỗ Thanh Hòa – Giám đốc Sở Công thương Tây Ninh cho biết: “Tây Ninh là vùng nguyên liệu sắn lớn nhất nước. Hiện tỉnh có 46.000 ha sắn, năng suất 28 tấn/ha, trước đây do không chăm bón năng suất chỉ đạt 7 - 8 tấn/ha. Sắn đang lấn cây cao su, mía. Giá bán hiện nay đã là 2.400 - 2.500 kg/sắn tươi”.

Kiểm soát chặt diện tích cây sắn

Khó khăn lớn nhất hiện nay, Việt Nam là nước có quĩ đất bình quân đầu người ít nhất trên thế giới. Chính vì vậy, việc mở rộng diện tích trồng sắn là điều không thể.

TS Hoàng Tuấn Hiệp (Viện qui hoạch và thiết kế nông nghiệp), cho biết: “Chúng tôi đang xây dựng qui hoạch tổng thể nông nghiệp cả nước đến 2020 tầm nhìn 2030. Theo đó, quỹ đất dự kiến cho cây sắn giai đoạn này là 400.000 ha. Năm 2009, diện tích cây sắn là 508.000 ha đã giảm hàng chục ha so với năm 2008”.

“Vài năm gần đây, cây sắn ở Tây Nguyên phát triển mạnh, đi đôi với đó là nạn phá rừng. Chúng ta đã mất một diện tích rừng rất lớn vì người dân tự phá rừng trồng sắn mà chính quyền không kiểm soát nổi” – TS Hoàng Tuấn Hiệp nói.

TS Hoàng Tuấn Hiệp đưa ra dẫn chứng tại Kon Tum: Trước đây, tỉnh chỉ khuyến cáo trồng 20.000 ha sắn, nhưng hiện nay đã lên tới trên 40.000 ha. Đến bây giờ, Kon Tum mong muốn qui hoạch cây trồng này còn 20.000 ha.

Cũng theo TS Hiệp, trong tương lai, qui hoạch sắn của nước ta chỉ còn 400.000 ha. Khi đặt vấn đề phát triển cây sắn để làm nguyên liệu sinh học thì phải đặt trong qui hoạch chung cả nước và tính toán hiệu quả kinh tế với các loại cây trồng khác.

Chia sẻ quan điểm này, ông Nguyễn Tiến Chinh – Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường cho rằng: “Chúng ta không nên quá mải mê với cây sắn, bởi rủi ro về môi trường khi sử dụng sắn trong sản xuất rất lớn. Ví dụ, rủi ro từ nhà máy sắn ở Thanh Chương (Nghệ An) đã khiến thủy sản từ Thanh Chương đến Nghệ An chết sạch. Vấn đề Vedan mọi người cũng đã thấy… Ta nên có giới hạn để tính chiến lược giữa nông nghiệp và công nghiệp” – ông Nguyễn Tiến Chinh nói.

Theo ông Chinh, xu thế hiện đại để sản xuất cồn sinh học sử dụng nguyên liệu là chất xơ (cellulose) hay các thực vật đại dương. Hiện nay, đã có công nghệ sản xuất ethanol từ rơm, cỏ.

Giải quyết bài toán giữa diện tích trồng sắn phải thu hẹp lại và nhu cầu nguyên liệu ngày càng lớn, TS Hiệp cho rằng, cần tập trung mạnh vào việc nâng cao năng suất cây trồng chứ không nên quá đặt nặng vào câu chuyện diện tích trồng sắn là bao nhiêu ha.

Trước bài toán về phát triển cây sắn với nhu cầu sản xuất nhiên liệu sinh học, ông Đỗ Tấn Bình – Chủ tịch Công ty TNHH Thương mại BT cho rằng, ngoài cung cấp sắn cho 60 nhà máy tinh bột sắn thì hiện nay Trung Quốc cũng thu mua sắn của Việt Nam rất nhiều. Vì thế cần có nhóm giải pháp cụ thể. “Đề nghị phải xem lại thuế xuất khẩu sắn sang Trung Quốc, phải tăng 10% thay vì 5% như hiện nay. Chúng ta không thể tăng sản lượng trồng sắn vì diện tích trồng sắn không thể tăng lên được nữa, phải dành đất cho cây mía và các loại cây trồng khác”.

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Thanh Hòa, mỗi năm Tây Ninh còn nhập khẩu gần 700.000 tấn sắn khô từ Campuchia. “Nên cân nhắc tới việc hạn chế xuất khẩu sắn. Vấn đề ở đây là giá cả, cân nhắc lợi ích. Riêng Tây Ninh nhập gần 700.000 tấn/năm thì phải xem làm thế nào để hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu tốt hơn” – ông Hòa nói.

Vũ Hạnh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang