• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tại sao chưa đưa cây trồng biến đổi gen ra ruộng?

Nguồn tin: Kinh Tế Nông Thôn, 13/12/2010
Ngày cập nhật: 14/12/2010

Cây trồng biến đổi gen có thể tạo ra “cuộc cách mạng” trong việc cung cấp nguồn lương thực cho con người. Tuy nhiên, ở Việt Nam, loại cây trồng này còn rất mới mẻ. Một mặt do nông dân chưa hiểu rõ những lợi ích mà cây trồng biến đổi gen mang lại, mặt khác các hoạt động liên quan vẫn còn dè dặt chờ cơ chế.

Phổ biến trên thế giới

Cây trồng biến đổi gen được các nước thương mại hóa từ năm 1996. Sau 10 năm, diện tích cây trồng biến đổi gen đã đạt 100 triệu hecta, với 10,3 triệu hộ nông dân ở 22 nước tham gia trồng. Bốn loại cây được trồng nhiều nhất là ngô, đậu tương (nguyên liệu thức ăn gia súc), bông vải, cải dầu. Trong đó, 77% diện tích cây đậu tương, 49% diện tích cây bông vải, 26% diện tích ngô và 21% diện tích cây cải dầu trên thế giới sử dụng giống chuyển gen.

Năm 2009, đã có trên 14 triệu nông dân ở 25 quốc gia trồng cây biến đổi gen với diện tích lên đến 134 triệu hecta, tăng 80 lần so với năm 1996.

Theo Giám đốc của ISAAA (Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp), các đánh giá mới nhất về tác động của cây trồng biến đổi gen cho thấy, từ năm 1996 đến năm 2008, lợi ích kinh tế trị giá 51,9 tỷ USD do chúng mang lại được tạo ra từ 2 nguồn: giảm chi phí sản xuất (50%) và tăng năng suất thu hoạch bền vững (50%) tăng thêm 167 triệu tấn. Cũng trong giai đoạn này, ước tính lượng thuốc trừ sâu giảm được nhờ ứng dụng công nghệ sinh học khoảng 365 triệu kg (8,4%).

Việt Nam vẫn còn e ngại

Hiệu quả của cây trồng biến đổi gen đã được chứng minh trong thực tế khi nhiều quốc gia sử dụng chúng làm thực phẩm cho con người. Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang cùng các cơ quan liên quan hoàn thành khảo nghiệm để đưa vào sản xuất, phấn đấu đến năm 2020, một số loại cây trồng biến đổi gen như ngô, đậu tương sẽ chiếm 30 - 50% diện tích trồng.

PGS.TS Phạm Văn Toản, Chánh văn phòng Chương trình Công nghệ sinh học nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho rằng, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen là một lĩnh vực mới, cần có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu.

Theo ông Toản, đến nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức khảo nghiệm đánh giá rủi ro với cây trồng biến đổi gen. Bộ đã xây dựng Thông tư quy định về khảo nghiệm đánh giá rủi ro của cây trồng biến đổi gen đối với đa dạng sinh học và môi trường, tuy nhiên so với nhu cầu thực tế thì vẫn còn chậm.

Hiện Việt Nam vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và khảo nghiệm cây trồng biến đổi gen, đã có mẻ ngô biến đổi gen đầu tiên được thu hoạch. Theo ông Nguyễn Thanh Kỳ, Giám đốc đối ngoại Công ty Dekalb: “Giống ngô C919 mà Công ty cung cấp có thời gian sinh trưởng 90 - 98 ngày, thích nghi rộng, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, kháng được nhiều bệnh hại, cho năng suất 14 tấn/ha”.

Trong cuộc gặp gỡ mới đây với các doanh nghiệp nước ngoài về lĩnh vực công nghệ sinh học, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã kết luận: “Người ta sợ ma vì không bao giờ nhìn thấy nó, một số người sợ cây trồng biến đổi gen cũng bởi chưa nhìn thấy nó bao giờ. Phải đưa cây biến đổi gen trồng trong thực tế để người ta nhìn mới thuyết phục nổi, mới xua đi những ám ảnh mà họ tự nghĩ ra về cây trồng biến đổi gen”.

Chương trình CNSH nông nghiệp quốc gia tầm nhìn đến năm 2020 đặt ra mục tiêu: Việt Nam đạt trình độ CNSH của nhóm các nước hàng đầu trong khối ASEAN và đạt trình độ tiên tiến của thế giới ở một số lĩnh vực; diện tích trồng trọt các giống cây trồng mới tạo ra bằng kỹ thuật CNSH chiếm trên 70%, trong đó diện tích trồng trọt các giống cây trồng biến đổi gen chiếm 30 - 50%; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80% diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Dương Thanh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang