• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Chánh (TP. HCM): Mô hình cơ giới hóa trên cây rau

Nguồn tin: Khuyến Nông TP. HCM, 09/12/2010
Ngày cập nhật: 11/12/2010

Bình Chánh là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích đất nông nghiệp là 16.742 ha, trong đó diện tích đất trồng rau hàng năm chiếm hơn 900 ha. Canh tác chủ yếu dựa vào sức lao động trẻ của người dân địa phương. Tuy nhiên, do áp lực đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển nên lao động trẻ trong nông nghiệp có khuynh hướng chuyển sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp, giá lao động nông nghiệp tăng, khiến giá thành sản phẩm tăng. Tỷ lệ cơ giới hóa trên cây rau còn thấp, diện tích đất sản xuất rau manh mún, hình thức canh tác chủ yếu là thủ công, vừa tốn chi phí, hiệu quả kinh tế không cao, vừa khó mở rộng diện tích canh tác.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, trạm Khuyến nông Bình Chánh – Bình Tân đã thực hiện mô hình “Cơ giới hóa trong canh tác rau”. Qui mô mô hình là 3 máy xới mini BL 550 cho 03 hộ tham gia, trong đó Trung tâm Khuyến nông TP. HCM hỗ trợ 50% chi phí đầu tư cho mỗi máy xới mini BL550 là 5.250.000 đồng.

Qua 6 tháng thực hiện và theo dõi mô hình từ tháng 06 – 11/2010, các hộ tham gia mô hình đều có diện tích đất canh tác từ 2.500 – 7000 m2, chủ yếu trồng rau ăn lá như cải xanh, cải ngọt, rau muống… Kết quả ghi nhận như sau: làm đất bằng máy xới mini BL550 rất thích hợp với điều kiện canh tác rau ở địa phương, đất tơi xốp hơn so với làm đất bằng tay; đặc biệt là, tiết kiệm được công lao động: Chi phí làm đất trồng rau ăn lá bằng sức lao động tính trên 1000 m2/vụ là 400.000 đồng, nếu làm đất bằng máy xới mini BL550 tổng chi phí khấu hao máy, nhiên liệu, công sử dụng máy là 121.000 đồng. Như vậy, khi cơ giới hóa tiết kiệm được 279.000 đồng/vụ/1000 m2. Đối với rau ăn lá mỗi năm có thể thu hoạch từ 9 - 10 lần, tương ứng tiết kiệm được 2.790.000 đồng. Ngoài ra, áp dụng cơ giới hóa trong canh tác rau còn giải quyết được vấn đề thiếu lao động ở địa phương.

Nhận định đây là mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội và khả năng nhân rộng cao trong sản xuất. Mặt khác, cơ giới hóa đã góp phần cải thiện đáng kể thu nhập về kinh tế cho các hộ trồng rau, đảm bảo sức khỏe người dân và bảo vệ được môi trường xung quanh. Lãnh đạo các cấp và chính quyền địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp bà con nông dân có nguồn vốn để áp dụng cơ giới hoá trong canh tác rau, nhằm mang lại đời sống kinh tế ổn định.

Ngọc Lân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang