• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người Sài thành và mối “lương duyên” với xứ lạnh

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 09/12/2010
Ngày cập nhật: 11/12/2010

Sự gắn bó giữa Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam (VKHKTNNMN) với ngành nông nghiệp Lâm Đồng trong gần 10 năm qua được xem như một mối “lương duyên”. Kết quả của mối tình giữa người Sài thành với “cô gái” xứ lạnh cao nguyên là những nguồn giống, sản phẩm nông sản sạch mang tên “chất lượng cao” được gieo trồng trên chính mảnh đất của những nông dân chân lấm, tay bùn.

Cà chua ghép ở Đơn Dương. Ảnh minh họa.

Vùng rau, hoa Lâm Đồng trải dài từ Đà Lạt vắt ngang sang những triền đồi dưới chân Lang Biang, phủ xuống miệt Đơn Dương, Đức Trọng đều phì nhiêu, màu mỡ. Với những lợi thế được thiên nhiên ban tặng, được xem như là “thủ phủ” của rau, hoa cả nước. Với những “ma lực” hấp dẫn ấy, gần 10 năm trước, những cán bộ nghiên cứu, kỹ sư của VKHKTNNMN cũng đã tìm đến đây để được “đắm mình” trong đất. Các hoạt động của Viện diễn ra trên nhiều mặt trong lĩnh vực nông nghiệp như: Nghiên cứu chọn tạo giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm góp phần phát triển ngành sản xuất rau, hoa.

Thành công đầu tiên và nổi bật nhất có lẽ phải nhắc đến công trình nghiên cứu, phát triển thành công kỹ thuật ghép trồng cà chua bằng cây ghép. Cà chua là một trong những cây trồng có “thương hiệu” lâu đời, đem lại hiệu quả kinh tế cao ở Lâm Đồng. Tuy nhiên, trước những năm 2000 có những người “phất lên” nhờ cà chua nhưng cũng không ít người “tán gia, bại sản” vì loại quả thực phẩm có màu đỏ này. Căn bệnh dễ gặp nhất ở cà chua đó là bệnh héo rũ vi khuẩn, một loại bệnh nguy hiểm gây chết cây từ 20 - 30%, nhiều trường hợp mất trắng 100%. Đặc biệt, mầm bệnh này tồn lưu trong đất, càng trồng nhiều lần bệnh càng nặng. Bệnh lại không có thuốc điều trị, nên đã có một thời người trồng cà chua phải thực hiện luân canh, tuy nhiên điều này không mang lại hiệu quả. Ở thời điểm đó, diện tích cà chua của Lâm Đồng chỉ bó hẹp trong khoảng từ 3.000 đến 4.000 ha/năm và rất bấp bênh.

Để giải quyết tình trạng trên, VKHKTNNMN đã vào cuộc và đến với kỹ thuật ghép cây (đây là kỹ thuật có nguồn gốc từ Nhật Bản). Người ta dùng cây con của một giống cà chua có năng suất cao nhưng dễ nhiễm bệnh ghép lên một giống cà chua hoặc cà tím có tính kháng cao. Cây cà chua mới được hình thành, có khả năng kháng bệnh và hơn thế là khi trồng trong những vùng có mầm bệnh héo rũ mà không bị chết cây.

Năm 2004, VKHKTNNMN bắt đầu chuyển giao giống mới cho nông dân Lâm Đồng và đến nay 100% nông dân Lâm Đồng bắt đầu áp dụng kỹ thuật này đã đưa năng suất từ 40 lên đến 70 tấn/ha.

Ngoài việc nghiên cứu và trồng cây cà chua bằng kỹ thuật ghép, VKHKTNNMN còn nghiên cứu và bước đầu phát triển thành công mô hình trồng cà chua trong nhà màng. Bởi so với cả nước và thậm chí nhiều vùng trồng cà chua trên thế giới, Lâm Đồng có ưu thế tuyệt vời để trồng cà chua trong nhà, đó là nhờ nền nhiệt độ ổn định quanh năm nên gần như không phải tốn năng lượng. Minh chứng là các hộ của ông Nguyễn Hồng Phong, ông Phạm Xuân Khoa ở Đơn Dương, Đức Trọng với diện tích từ 2.000 - 2.500 m2 đều đạt 190 đến 298 tấn/ha… các sản phẩm này đều đã có mặt ở hệ thống của Saigon Co.op và Metro. Tiện ích của nhà màng cũng đã được khẳng định: Trừ khấu hao chi phí lãi mang lại khi trồng cà chua trong nhà màng đạt 38,7 triệu đồng/1.000 m2 (387 triệu đồng/ha), trong khi đó, trồng ngoài nhà màng chỉ đạt 5,75 triệu đồng/1.000 m2 (57,5 triệu đồng/ha). Theo TS Ngô Quang Vinh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa Đà Lạt (VKHKTNNMN) thì: Trồng cà chua trong nhà màng giảm 70% lượng thuốc sâu trừ bệnh so với ngoài nhà, giảm nhân công lao động cho quá trình tưới, nhổ cỏ, phòng trừ sâu bệnh, chỉ có tăng số công cho thu hoạch vì thời gian thu hoạch phải kéo dài hơn, năng suất cao hơn.

Bên cạnh sự thành công với giống ghép cà chua chống bệnh, VKHKTNNMN còn nghiên cứu và chuyển giao cho nông dân sản xuất một số giống rau hoa có giá trị cao về kinh tế. Giống khoai tây PO3 là một ví dụ, đây là giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (90 - 100 ngày) năng suất cao, ổn định đạt 25 đến 30 tấn/ha. Hiện nay, diện tích sản xuất của giống PO3 chiếm 70 - 80% diện tích khoai tây của toàn tỉnh. Ngoài ra giống dâu tây CTP.A, Langbiang; giống đậu hà lan CPX58, EG 623, cà rốt CR9 có năng suất cao, chất lượng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đều được người dân của các vùng Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng tin tưởng gieo trồng. Thêm vào đó, là bộ giống hoa cúc C44, C41, C05.1; giống hoa cẩm chướng Super Green, Niva; hoa layzon, đồng tiền… đều được Viện tích cực giới thiệu cho bà con đem vào sản xuất. Tất cả các quy trình nhân giống, sản xuất theo hướng công nghiệp đều được Viện phối hợp với Sở KH&CN Lâm Đồng chuyển giao phục vụ Dự án Phát triển ngành hàng hoa theo hướng công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm xử lý, bảo quản sau thu hoạch đã được thương mại hóa để phục vụ cho công tác bảo dưỡng hoa cắt cành.

Gần 10 năm gắn bó với sự phát triển của ngành nông nghiệp Lâm Đồng như một người bạn đồng hành tin cậy. Nhưng quãng thời gian ấy cũng mới như chỉ bắt đầu, bởi cánh đồng rau xứ lạnh trên cao nguyên vẫn như một “cô gái” bí ẩn đầy sức lôi cuốn đối với những kỹ sư nông nghiệp của VKHKTNNMN.

Tuấn Linh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang