• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khoa học công nghệ ở ĐBSCL – những vấn đề đang đặt ra: Trái cây - thua do đâu?

Nguồn tin: SGGP, 12/4/ 2006
Ngày cập nhật: 15/4/2006

“Đầu vào” vẫn là vấn đề nhức nhối đặt ra cho miệt vườn ĐBSCL: Ăn ngon nhưng giá lại không “ngon”; sản lượng dư thừa song nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thì thiếu vẫn hoàn thiếu, các nhà xuất khẩu vẫn đỏ mắt tìm cho đủ lượng hàng theo đúng tiêu chuẩn nước ngoài… Rồi còn chuyện mang tiếng là vựa trái cây của cả nước mà dân vẫn phải xài đồ ngoại… Tóm lại là rối rắm, không biết bao giờ giải quyết cho xong nghịch lý tồn tại từ nhiều năm qua!

Cây giống S.O.S

Tại vùng sản xuất giống cây ăn trái chủ lực ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) và Long Hồ (Vĩnh Long), bây giờ là thời điểm tất bật nhất để kịp tung cây giống ra thị trường trước khi bắt đầu mùa mưa. “Năm nay, cam sành và quýt đường hút hàng mạnh”, một chủ vựa xuýt xoa khi thấy khách mua từ khắp nơi, kể cả ở khu vực miền Đông đất đỏ ùn ùn kéo về bê vác các hom cây đã được buộc, gói, che chắn cẩn thận.

Không khí “người người làm giống, nhà nhà làm giống” có thể cảm nhận ở mọi nơi. Tất cả đều sản xuất ngoài trời, không thể kiểm soát được số lần lấy hom Volka Meriana ươm làm gốc ghép, bo ghép thì lấy từ vườn nhà. Thực trạng sản xuất ồ ạt, không tuân thủ quy trình quản lý sạch bệnh đang đe dọa cả vùng trái cây ĐBSCL.

Một cán bộ khuyến nông thừa nhận: Theo tiêu chuẩn khuyến cáo, hạt chanh Volka Meriana ươm lên cắt lấy đọt giâm lại làm gốc ghép 1 là phải bỏ. Nếu lấy quá nhiều lần sẽ giảm sức sinh trưởng, khả năng kháng bệnh rất kém. Song tất cả lời khuyên đều vô nghĩa trước sức hút của đồng tiền, không ai nhớ nổi đã bao nhiêu lần lấy hom Volka Meriana giâm làm gốc ghép. Sự bát nháo này cũng giống như trong lãnh vực thủy sản mà có lần chị Ba Sương ở Nông trường Sông Hậu tâm sự: “Phải có lương tâm và trách nhiệm mới làm giống được. Giống là hàng đầu. Ai đời con giống bố mẹ nhập về cứ đè ra bắt đẻ suốt ngày. Sức nào chịu thấu!”.

Trong lãnh vực cây ăn trái, sản xuất theo quy trình khép kín gốc ghép là phải đi thu gom trái chanh Volka Meriana về gieo, cứ 1-1,5 năm là phải lo nguồn gốc ghép mới (3.000-5.000 cây Volka Meriana con). Ươm cây con lên lấy cắt đọt giâm 3 lần là bỏ nguồn gốc ghép này, gieo mới nguồn gốc ghép khác. Bo ghép phải mua tại Trung tâm giống Vĩnh Long, Tiền Giang, Viện Cây ăn quả miền Nam với giá 500 đồng/bo.

Thời gian sản xuất 7,5 tháng mới đủ tiêu chuẩn xuất bán… Và như vậy giá thành khoảng 6.500 đồng/cây, trong khi cây “trôi nổi” giá chỉ khoảng 4.000 đồng/cây. Như vậy, làm sao người làm cây sạch bệnh trong nhà lưới có thể cạnh tranh được? Làm đúng khuyến cáo của nhà khoa học thì lấy đâu ra tiền trang trải? Thứ nhất, nguồn hạt giống Volka Meriana thiếu trầm trọng và giá tới 350 USD/kg vẫn không có để mua. Thứ hai, cũng lại vấn đề “đầu tiên” – sản xuất cây có múi theo quy trình nhà lưới sạch bệnh phải tốn kém cỡ 100 triệu đồng mới tạm “trông được”. Bỏ cả núi tiền vào nhưng bao giờ mới lấy lại đồng vốn?

“Luật hóa” và tổ chức lại hệ thống sản xuất

“Khổ lắm, nói mãi rồi mà mấy người chịu nghe!” – TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam thổ lộ khi chúng tôi đặt vấn đề về tình trạng giống cây, về nhà vườn khốn đốn vì cây nhiễm bệnh. Ông khẳng định tuy có đi sau các nước khác về ứng dụng KHCN trong lãnh vực cây ăn trái, song về “hàm lượng chất xám” ta không thua kém các nước trong khu vực. “Ngoài chuyện phát hiện và bảo tồn các giống quý hiếm của VN như bưởi da xanh, nhãn xuồng cơm vàng, cam không hột, sầu riêng Chín Hóa…, về mặt giải quyết bệnh vàng lá cho cây có múi thì chúng ta là “anh chị” trong khu vực”.

TS Châu nhấn mạnh. Theo ông, ta “thua” là tại “ta thả nổi giống, không có chính sách rõ ràng và không có hệ thống sản xuất và cung ứng giống cây có múi”. Ông cho biết giải quyết vấn đề không khó nếu làm đúng quy trình do viện đề ra: Cây đầu dòng sau khi được bình tuyển và được làm sạch bệnh được viện lưu trữ trong nhà lưới. Cây lấy mắt ghép S1, do viện nhân giống vô tính từ cây S0, sau đó cung cấp cho các trung tâm giống tỉnh để cung cấp cho các vườn ươm tư nhân sản xuất cây giống xác nhận S2. Cây S1 phải được giám định bệnh mỗi năm một lần và chỉ được dùng trong 3 năm để hạn chế đột biến do lấy mắt.

Như vậy, chỉ có cây xác nhận S2 (sạch bệnh) mới được lưu hành. Cây không rõ nguồn gốc không được lưu hành. Với hệ thống sản xuất này, nếu được xác lập thì tất cả cây xác nhận S2 từ 1 hoặc 2 cây đầu dòng chất lượng sẽ giống nhau, đảm bảo cây sạch bệnh và góp phần giải quyết bệnh vàng lá greening trên cây có múi. TS Châu trầm ngâm: “Không có luật thì kỹ thuật cũng bó tay. Các nước khác quy định không được trồng cây có bệnh và phải chặt bỏ nếu phát hiện cây có vấn đề bệnh lý. Ta thì miễn bàn.

Nhìn rộng sang các vấn đề chất lượng và khả năng xuất khẩu, TS Châu buồn bã: “Người dân phải thay đổi thói quen. Đến giờ chúng ta mới phấn đấu cho cây thanh long đạt được tiêu chuẩn GAP (an toàn cho người tiêu dùng, cho sản xuất và cho môi trường). Đạt 1 trong 3 tiêu chuẩn này để xuất khẩu rất khó. Tôi lấy ví dụ như thanh long muốn xuất khẩu được – có nhãn GAP – ngoài đủ thứ yêu cầu còn cần phải có nhà đóng gói và… nhà tiêu cho người sản xuất nữa. Không thể cứ nhè cây mà tiểu vô. Một năm chúng tôi phải tập huấn cho các địa phương 4-5 lần, hết sửa tới sửa lui mà vẫn chưa xong”.

Rõ ràng, để tạo thương hiệu cho trái cây VN, không liên kết, không có các quy định chặt chẽ là chúng ta sẽ còn thua dài dài. Ở đây vai trò “bà đỡ” của nhà nước được đặt ở vị trí trọng tâm. Một mình “ông” Bộ NN-PTNT không thể kham nổi chương trình rau quả với đích đến là năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD, mà nhất thiết phải “liên bộ”, “liên ngành”, “liên tỉnh”… dưới sự điều hành trực tiếp của một cơ quan quản lý nhà nước cấp cao hơn bộ.

AN – TRƯỜNG – PHONG

Cả nước hiện có khoảng 755 ngàn ha cây ăn quả, sản lượng ước đạt 6,5 triệu tấn; trong đó chuối 1,4 triệu tấn, trái cây có múi 800.000 tấn, nhãn 590.000 tấn…

Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt gần 235 triệu USD, tăng 31,3% so với năm trước. Năm 2006, diện tích cây ăn quả vùng ĐBSCL ước đạt 300.000 ha, sản lượng 3,3 triệu tấn và năm 2010 sẽ đạt 420.000 ha, sản lượng 4,6 triệu tấn.

Cây đầu dòng cây có múi được công nhận

Hội đồng Khoa học Bộ NN-PTNT công nhận cây đầu dòng với những cây có múi sau:

Bưởi năm roi (BNR 25)công nhận năm 1997, có nguồn gốc tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Bưởi đường lá cam (BC 12), công nhận năm 1997, nguồn gốc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Quýt hồng (QT 12) công nhận năm 1997, nguồn gốc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Cam sành (CS 8) công nhận năm 1997, nguồn gốc huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.

Quýt Tangelo Orlando, công nhận năm 2002, nguồn gốc nhập từ Pháp.

Hiện tất cả 5 giống cây có múi trên được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang